Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Tăng cường phối hợp chuyển giao KHKT cho nông dân

Đăng ngày 19 - 05 - 2015
100%

Ngày 4.12.2014, tại TP Thanh Hóa, Trung ương Hội Nông dân (TƯ.HND) Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), phối hợp với tỉnh Thanh Hóa, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội nông dân Việt Nam với Bộ KH&CN năm 2014. Dự Hội nghị, có Phó Chủ tịch Thường trực TƯ.HND Việt Nam Nguyễn Duy Lượng, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Văn Hoằng, cùng đại diện của các sở KH&CN, HND các tỉnh, thành phố, từ Thừa Thiên- Huế trở ra.

 Đây là chương trình phối hợp được TƯ HND Việt Nam và Bộ KH&CN ký kết phối hợp năm 2005, sau thời gian thực hiện, nhiều công trình nghiên cứu đã được cụ thể hóa thông qua các mô hình ứng dụng và nhân lên rộng rãi. Đánh giá kết quả của chương trình phối hợp, đồng chí Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch thường trực TƯ HND Vệt nam chủ trì Hội nghị đã nhấn mạnh vai trò của KHCN trong việc tăng năng suốt lao động của người nông dân. Năm 2014, Trung ương HND Việt nam đã tích cực tuyên truyền, phổ biến KHKT tới nông dân qua bản tin “khoa học với nhà nông”, “khoa học cho nhà nông” với 24.000 cuốn và trên 274.266 lượt truy cập… Thông qua chương trình năm 2014 cả nước đã mở được 27.479 lớp tập huấn chuyên giao về KHKT cho 1.816.711 nông dân, hợp tác nghiên cứu, ứng dụng thành công 69 đề tài KHCN được triển khai tại 1.063 mô hình, dự án với tổng kinh phí gần 47 tỷ đồng. Tại các tỉnh thành trong cả nước đã có 22.532 lớp tập huấn chuyển giao về KHKT cho trên 1.043.665 lượt hội viên nông dân, xây dựng hàng ngàn mô hình như: sản xuất các loại giống lúa chất lượng cao, dự án nuôi, trồng nấm rơm; nuôi trồng thủy sản; xây dựng hầm bioga bảo vệ môi trường; sản xuất vườn, ao, chuồng kết hợp… với tổng kinh phí trên 2.800 tỷ đồng. Đến nay cả nước đã có 62/63 tỉnh thành tổ chức ký kết chương trình phối hợp giữa HND tỉnh và Sở KH&CN. 

Đồng vốn hỗ trợ chưa đáp ứng nhu cầu cho nông dân
Nhiều ý kiến tham luận của các đại biểu tại hội nghị, cho rằng: Hiện nay, sự phối hợp giữa HND và Bộ KH&CN chưa thực sự có hiệu quả. Vấn đề hỗ trợ vốn cho nông dân chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, việc áp  dụng khoa học- kỹ thuật (KHKT)vào nông nghiệp để giúp người nông dân vẫn chưa sát với thực tế. Kinh phí cho hỗ trợ HND, để triển khai các đề tài, môi trường, ứng dụng KHKT sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng…việc tổ chức  thực hiện Chương trình phối hợp giữa HND với Sở KH&CN chưa thường xuyên, kinh phí cho thực hiện chương trình còn thấp; Lồng ghép hoạt động KH&CN với các Chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các phong trào thi đua của Hội ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; Tài liệu tuyên truyền phổ biến kiến thức về KH&CN chưa đáp ứng được nhu cầu, kết quả còn hạn chế. “ Nên trích kinh phí, để hàng năm chọn lựa nhiệm vụ phối hợp, sau đó đánh giá lại hiệu quả của sự phối hợp và hỗ trợ hoạt động cho HND, nếu làm được như vậy, hiệu quả sẽ cao hơn. Bởi lẽ, hoạt động KH&CN phải gắn liền với thực tiễn sản xuất, phải xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất của hội viên nông dân, vì người nông dân hiện nay đang rất cần vốn hỗ trợ về lĩnh vực này. Đầu tư kinh phí để xây dựng các mô hình ứng dụng KH&CN vào sản xuất đạt hiệu quả phải tương đối khá, mới mang lại hiệu quả để tuyên truyền, nhân ra diện rộng cho hội viên…” 
Các Đại biểu dự Hội nghị đều tán thành với ý kiên của ông Hoàng Hữu Độ, Chủ Tịch HND tỉnh Yên Bái: Nhìn chung vấn đề hỗ trợ vốn để cho người nông dân áp dụng được áp dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, phát triển kinh tế thì đang rất “nhỏ giọt”.  đề nghị TƯ. HND Việt Nam, Bộ KH&CN cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ  chế, văn bản pháp quy…có liên quan đến lĩnh vực KH&CN; tiếp tục hỗ trợ vốn cho HND các cấp trong tỉnh xây dựng các mô hình trình diễn phổ biến khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, nhân rộng đề tài; Bố trí vốn từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh cho các chương trình đề tài, dự án Hội. Hàng năm, phối hợp sơ kết, tổng kết kịp thời nhằm nhằm động viên khen thưởng những tổ chức, cán bộ hội, hội viên nông dân làm tốt công tác phổ biến và ứng dụng KH&CN…
Cần đẩy mạnh liên kết “bốn nhà”
Ông Nguyễn Hồng Phong- Tổng Giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, cho rằng: Vai trò của KH&CN rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Doanh nghiệp đã xây dựng trung tâm ứng dụng công nghệ để liên kết với người nông dân, tạo sự gắn bó giữa sản xuất với công nghệ. Khoa học phát triển, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng thì người nông dân sẽ giải phóng được sức lao động, thay thế cho những cách làm thủ công, vai trò của người nông dân sẽ được nâng cao hơn nữa. Việc chuyển giao KH&CN để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp cho người nông dân vô cùng cần thiết. 
“ Hiện nay, ứng dụng KH&CN vào ngành nông nghiệp chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế. Mối liên kết giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp vẫn chưa thực sự gắn kết…Hội Nông dân, Bộ KH&CN, các doanh nghiệp cần có sự liên kết, phối hợp tốt hơn nữa để tháo gỡ được những vướng mắc và tồn tại”. Ông Phong nhấn mạnh: Sản xuất muốn bền vững phải được xây dựng trên nền tảng KHCN.
Ông Lê Đình Nghĩa- Chủ tịch HND xã Quảng Trung, Quảng Xương cho rằng: Đối với hiệu suất ứng dụng tiến bộ KHKT vào thực tiễn sản xuất, người nông dân đang còn nhiều khó khăn về đồng vốn đầu tư, cũng như thiếu sự tự tin và thói quen sản xuất tự cấp, tự túc, nên khả năng ứng dụng chưa cao. Bên cạnh đó, mối liên kết giữa bốn nhà “nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp” chưa thực sự gắn kết. Vì vậy, sản phẩm do người nông dân làm ra, chưa có sự bảo vệ lợi ích chính đáng về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa,  vấn đề bao tiêu sản phẩm của các nhà doanh nghiệp cho người nông dân chưa thực sự có hiệu quả... 
Theo Phó Chủ tịch Thường trực TƯ.HND Việt Nam Nguyễn Duy Lượng, đánh giá: Vấn đề hợp tác giữa HND với Bộ KH&CN đã có hiệu quả thiết thực. Nhiều địa phương đã, đang xuất hiện các nhân tố điển hình tiên tiến xuất phát từ nông dân. Gương điển hình tiên tiến, nông dân giỏi ngày xuất hiện càng nhiều. Việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất hàng nông nghiệp đang được nhân rộng. Tuy nhiên, vấn đề về hợp tác giữa nông dân và KH&CN vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân, liên quan đến vấn đề hỗ trợ vốn cho người nông dân là các nhà sáng chế, chưa sát thực với công sức của người nông dân khi họ bỏ ra với công trình của mình. Bên cạnh đó, các cấp hội cơ  sở và các ngành liên quan vẫn chưa có cách tuyên truyền sát thực cho người dân hiểu và làm theo…
 Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh, đánh giá, vấn đề  hợp tác giữa HND các cấp với Sở KH&CN cũng như TƯ.HND với Bộ KH&CN vẫn đang còn những tồn tại, mới phần nào đáp ứng được nhu cầu nông dân. Chương trình phối hợp giữa HND các cấp với Sở KH&CN ở địa phương cần hướng đến tận các đơn vị HND xã,  khắc phục  kiểu làm theo phong trào, cần tập trung nghiêm cứu, nhân rộng những mô hình tiên tiến đã có hiệu quả. Quan tâm đến vấn đề đăng ký nhãn hiệu độc quyền của người nông dân, để lưu thông hàng hóa, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Thời gian tới, cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người nông dân, đánh giá chương trình phối hợp giữa sở KH&CN và HND các cấp. Nếu các ngành, HND các cấp cần đặt hàng áp dụng KHKT, thì cứ mạnh dạn đề xuất lên Bộ KH&CN, Bộ sẽ tạo điều kiện, đấu mối với các ngành có liên quan để giúp người nông dân…
Vấn đề khó khăn về nguồn tài chính để triển khai chương trình này, theo thứ trưởng Trần Quốc Khánh, cho rằng: “ Nhiều chương trình quốc gia có liên quan đến vấn đề nông dân, như phát triển KH&CN về xây dựng Nông thôn mới; Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi, giai đoạn 2011-2015…Do đó, có thể lồng ghép các chương trình với nhau để triển khai, hỗ trợ người nông dân. Công tác tuyên truyền cần đúng, trúng và sát với người nông dân. Các cấp HND địa phương cần có cách tuyên truyền sát với nhu cầu thực tế để người nông dân dễ hiểu, dễ làm theo. Nhiều thông tin sát thực chưa đến được với họ, nên cần trao đổi kinh nghiệm thực tế cho nông dân…như vậy sẽ hiệu quả hơn. Hướng dẫn nông dân cách khởi nghiệp như thế nào, tuyên truyền có chắt lọc, đáp ứng được nhu cầu của họ có thể tham gia được”. 
 

<

Tin mới nhất

Tập huấn kỹ thuật sản xuất nông sản thực phẩm an toàn cho hội viên nông dân(15/04/2024 11:13 SA)

Hợp tác hỗ trợ nông dân mua phân bón trả chậm(19/03/2024 8:44 SA)

Phối hợp triển khai hiệu quả nguồn vốn tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn(19/03/2024 8:21 SA)

Trao trích thưởng và tặng quà Tết cho các hộ tham gia Chương trình “Tiếp sức nhà nông”(01/02/2024 9:56 SA)

Hội nông dân huyện Thiệu Hóa trao tiền hỗ trợ làm nhà cho hội viên nghèo(19/01/2024 4:45 CH)

Bảo hiểm Agribank - Điểm tựa an toàn khi vay vốn ngân hàng(21/11/2023 4:52 CH)

Agribank chung sức Xây dựng Nông thôn mới(13/11/2023 9:32 SA)

Thực hiện hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội(13/11/2023 9:29 SA)