Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Đánh thức đất hoang

Đăng ngày 15 - 06 - 2015
100%

KTNT - Bằng nghị lực, sự cần cù lao động, anh Chương Văn Tiêu ở xã Lộc Sơn (Hậu Lộc - Thanh Hoá) đã biến mảnh đất bỏ hoang thành trang trại chăn nuôi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

 

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Tiêu trở về với cuộc sống đời thường, bắt tay vào lao động sản xuất để vượt qua đói nghèo. Ban đầu, do chưa có định hướng nên anh làm đủ nghề, từ thợ đóng gạch đến buôn ếch, ba ba, cua… để mong kiếm thêm thu nhập. Những năm tháng khó khăn vất vả, anh phải vào Nam ra Bắc để phụ giúp gia đình, cũng nhờ đó mà cuộc sống của vợ chồng anh bắt đầu khấm khá.

Năm 2004, khi Nhà nước có chính sách dồn điền đổi thửa, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia đình anh tiên phong nhận thầu hơn 4ha đất để phát triển trang trại chăn nuôi tổng hợp. Đây là diện tích đất chuyên trồng lúa của xã nhưng vì đất quá xấu nên năng suất bấp bênh, bà con không muốn sản xuất nên gần như bị bỏ hoang hóa.

Sau khi nhận đất, vợ chồng anh Tiêu phải đầu tư công sức, tiền của để đào đất đắp đường đi lại cho thuận tiện, thuê người đào ao thả cá. Khi đã có ao cá, anh lại đầu tư trồng cây ăn quả, cây lâu năm xung quanh bờ để giữ đất.

Trong 4ha, anh dùng 1ha để nuôi cá, chủ yếu là trôi, trắm, mè. Diện tích còn lại anh dựng một ngôi nhà để ở và làm kho dự trữ thức ăn cho chăn nuôi; xây chuồng nuôi thử 40 con lợn thịt và 200 con vịt đẻ trứng. Sau một thời gian, số lượng lợn và vịt không ngừng tăng. Không dừng lại ở đó, anh Tiêu còn mạnh dạn đầu tư 6 máy ấp trứng, mỗi năm cung ứng ra thị trường hàng vạn con giống gà, vịt các loại. Khi cuộc sống không quá chật vật, anh Tiêu còn kinh doanh thêm cây cảnh, trong đó có gốc trị giá 30 triệu đống.

Với niềm tin sắt đá “trời không phụ người có công”, chỉ sau 2 năm, anh đã biến mảnh đất hoang thành trang trại tổng hợp, thu lãi hơn 400 triệu đồng/năm.

Hiện, mô hình kinh tế của gia đình anh Tiêu tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng và hàng chục lao động thời vụ. Anh Tiêu cho biết: “Sắp tới, tôi sẽ mở rộng trang trại thêm 2ha nữa, chủ yếu trồng lúa kết hợp nuôi cá. Hy vọng sau khi mở rộng mô hình, tôi có thể tạo thêm việc làm cho nhiều lao động địa phương, đồng thời tăng  thu nhập cho gia đình”.

 

<

Tin mới nhất

Nông dân Thanh Hóa đồng lòng xây dựng Nông thôn mới(19/03/2024 8:29 SA)

Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật xây dựng nhà màng, thủ tục chuyển...(19/03/2024 8:20 SA)

Hội Nông dân thành phố Thanh Hóa hỗ trợ gà giống cho các hộ nghèo(19/01/2024 4:31 CH)

Tập huấn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho cán bộ hội nông dân cấp xã(09/11/2023 5:00 CH)

50 hội viên nông dân xã Định Tăng, huyện Yên Định được tập huấn kỹ thuật nuôi sâu caxi, trùn quế(08/11/2023 4:42 CH)

Tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế cho hội viên nông dân xã Thiệu Ngọc, huyện...(02/11/2023 5:24 CH)

Nông dân xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa hào hứng tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và...(31/10/2023 9:58 SA)

50 hội viên nông dân được tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế(25/10/2023 4:58 CH)