Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Lão nông “ham” công nghệ

Đăng ngày 06 - 10 - 2016
100%

Không chỉ là một trong hai thí sinh lớn tuổi nhất Cuộc thi “Nông dân với công nghệ thông tin” năm 2016 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức, lão nông Phạm Văn Hùng (sinh năm 1961) đến từ xã Tân Phú- huyện Tân Châu- tỉnh Tây Ninh còn gây dấu ấn với Ban tổ chức và thí sinh tỉnh bạn bởi bề dày thành tích sáng tạo khoa học công nghệ của bản thân mình.

 

Lão nông Phạm Văn Hùng trong phòng thi “Nông dân với công nghệ thông tin”


Đam mê cải tiến nông cụ
Xuất thân trong một gia đình buôn bán ở Mỹ Tho (Tiền Giang), thời trẻ, Phạm Văn Hùng không nghĩ sẽ có ngày mình gắn bó với nông nghiệp và cơ khí. Đến năm 17 tuổi, có ông cậu làm ở Nông trường mía Tây Ninh (huyện Dương Châu, tỉnh Tây Ninh) rủ qua chơi và học nghề trồng mía. Lúc đó, nông trường mía được Liên Xô tài trợ cho ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, ông Hùng xin vào lái máy cày cho nông trường.

Cơ chế thị trường mở cửa, năm 1986, đất đai nông trường được giao khoán cho các hộ gia đình. Từ đây, những cánh đồng lớn bị chia thành manh mún nhỏ lẻ, không phù hợp với cơ giới lớn, ông Hùng bỗng chốc trở thành “thất nghiệp”. Nhìn những cánh đồng mía trở lại thời kỳ con trâu đi trước cái cày theo sau vừa cực nhọc mà năng suất không cao, ông nảy sinh ý nghĩ cải tiến nông cụ để làm cơ giới nhỏ.

Nghĩ là làm, năm 1991, ông Hùng mua lại máy hàn của một người bạn rồi mày mò hàn cắt chế tạo thành những nông cụ cơ giới cầm tay, thích hợp với ruộng thửa nhỏ và đất dốc. Chưa đầy 3 năm sau, Tây Ninh được đầu tư Nhà máy đường Bourbon (công nghệ Pháp), ông lại được mời vào để thực hiện quy trình cơ giới hóa.

Với sự giúp đỡ của bộ phận kỹ thuật nhà máy và những phương tiện sẵn có, những cỗ máy phát gốc mía kết hợp cày đất đầu tiên của ông ra đời. Từ đó, ông quyết định dồn hết vốn liếng thành lập Doanh nghiệp tư nhân Tư Hùng, chuyên tiện hàn, gia công và sản xuất các loại máy nông nghiệp. Ông tiếp tục cho ra đời các loại máy cày sâu kết hợp bón phân cho mía; máy bón phân, bón vôi cho cao su; giàn xịt thuốc trừ sâu đa năng; thang nâng mía tự hành.


Những sản phẩm của ông làm ra đều đạt giải cao cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ của tỉnh trong 5 kỳ liên tiếp. Đặc biệt, tại Cuộc thi sáng tạo khoa học nhà nông giai đoạn 2010-2012 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức, máy cơ giới nông nghiệp mang thương hiệu Tư Hùng được vinh danh. Gần đây nhất là thiết bị đào mương, đặt ống tưới của ông cũng đạt danh hiệu “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2015” vừa được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh ngày 16 tháng 9 năm 2016.

Máy trồng sắn của lão nông Phạm Văn Hùng



Ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp cận bạn hàng
Ở tuổi 55, lão nông Phạm Mạnh Hùng khá “sành điệu” trong sử dụng máy tính và điện thoại để khai thác thông tin. Những ngày rời xưởng sản xuất để đến với cuộc thi Nông dân với công nghệ thông tin, ông vẫn thường xuyên theo dõi và chỉ đạo điều hành hoạt động ở nhà qua điện thoại và máy tính...


Ông bảo, mình tiếp cận công nghệ thông tin tuy hơi chậm, nhưng khi nhận thấy những tiện ích này thì không kể ngày đêm mày mò học tập để phục vụ cho mình. Hàng ngày, ông đều dành thời gian lên mạng nắm bắt thông tin, tìm hiểu nhu cầu ứng dụng cơ giới hóa của bà con nông dân khắp các vùng miền; tìm kiếm những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để vận dụng vào cải tiến nông cụ sản xuất. Ngoài ra, ông còn chú trọng kết nối thông tin với các bạn hàng. Những thông tin sản phẩm của ông được giới thiệu trên website và trên mạng xã hội đã nhận nhiều phản hồi tích cực từ phía bạn hàng. Với ông, mỗi ngày lướt Internet không chỉ thêm những đơn hàng mà còn nhận về nhiều góp ý chân tình, gợi mở cách cải tiến phương tiện để ngày càng phù hợp và mang lại hiệu quả cao hơn đối với nhà nông.


Nhờ đó mà từ năm 2003 tới nay, cơ sở sản xuất cơ giới nông nghiệp của lão nông Tư Hùng kịp sáng chế thêm 7 sản phẩm mới, được đông đảo bạn hàng đón nhận. Bình quân mỗi tháng ông có doanh thu 200 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, nhân công còn có lãi từ 70- 80 triệu đồng; tạo việc làm cho 4 lao động thường xuyên và 8 lao động thời vụ với mức lương giao động từ 6- 9 triệu đồng/người/ tháng.

Đến với cuộc thi “Nông dân với công nghệ thông tin” đối diện với nhiều thí sinh trẻ trung, năng động ông vẫn tự tin bởi nội dung thi cũng gần gũi với những phần việc mà hàng ngày ông vẫn đang làm. Ông chia sẻ: “Trong thời đại công nghệ thông tin này, từ người sản xuất đến người tiêu thụ đều rất cần tiếp cận với công nghệ thông tin. Nó không chỉ giúp người sản xuất bán được hàng, mà còn giúp khách hàng có sự lựa chọn thông minh trước những món hàng mà mình định đầu tư, mua sắm”.

 

Lão nông Phạm Văn Hùng trong phòng thi “Nông dân với công nghệ thông tin”


Đam mê cải tiến nông cụ
Xuất thân trong một gia đình buôn bán ở Mỹ Tho (Tiền Giang), thời trẻ, Phạm Văn Hùng không nghĩ sẽ có ngày mình gắn bó với nông nghiệp và cơ khí. Đến năm 17 tuổi, có ông cậu làm ở Nông trường mía Tây Ninh (huyện Dương Châu, tỉnh Tây Ninh) rủ qua chơi và học nghề trồng mía. Lúc đó, nông trường mía được Liên Xô tài trợ cho ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, ông Hùng xin vào lái máy cày cho nông trường.

Cơ chế thị trường mở cửa, năm 1986, đất đai nông trường được giao khoán cho các hộ gia đình. Từ đây, những cánh đồng lớn bị chia thành manh mún nhỏ lẻ, không phù hợp với cơ giới lớn, ông Hùng bỗng chốc trở thành “thất nghiệp”. Nhìn những cánh đồng mía trở lại thời kỳ con trâu đi trước cái cày theo sau vừa cực nhọc mà năng suất không cao, ông nảy sinh ý nghĩ cải tiến nông cụ để làm cơ giới nhỏ.

Nghĩ là làm, năm 1991, ông Hùng mua lại máy hàn của một người bạn rồi mày mò hàn cắt chế tạo thành những nông cụ cơ giới cầm tay, thích hợp với ruộng thửa nhỏ và đất dốc. Chưa đầy 3 năm sau, Tây Ninh được đầu tư Nhà máy đường Bourbon (công nghệ Pháp), ông lại được mời vào để thực hiện quy trình cơ giới hóa.

Với sự giúp đỡ của bộ phận kỹ thuật nhà máy và những phương tiện sẵn có, những cỗ máy phát gốc mía kết hợp cày đất đầu tiên của ông ra đời. Từ đó, ông quyết định dồn hết vốn liếng thành lập Doanh nghiệp tư nhân Tư Hùng, chuyên tiện hàn, gia công và sản xuất các loại máy nông nghiệp. Ông tiếp tục cho ra đời các loại máy cày sâu kết hợp bón phân cho mía; máy bón phân, bón vôi cho cao su; giàn xịt thuốc trừ sâu đa năng; thang nâng mía tự hành.


Những sản phẩm của ông làm ra đều đạt giải cao cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ của tỉnh trong 5 kỳ liên tiếp. Đặc biệt, tại Cuộc thi sáng tạo khoa học nhà nông giai đoạn 2010-2012 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức, máy cơ giới nông nghiệp mang thương hiệu Tư Hùng được vinh danh. Gần đây nhất là thiết bị đào mương, đặt ống tưới của ông cũng đạt danh hiệu “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2015” vừa được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh ngày 16 tháng 9 năm 2016.

 

Máy trồng sắn của lão nông Phạm Văn Hùng


Ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp cận bạn hàng
Ở tuổi 55, lão nông Phạm Mạnh Hùng khá “sành điệu” trong sử dụng máy tính và điện thoại để khai thác thông tin. Những ngày rời xưởng sản xuất để đến với cuộc thi Nông dân với công nghệ thông tin, ông vẫn thường xuyên theo dõi và chỉ đạo điều hành hoạt động ở nhà qua điện thoại và máy tính...


Ông bảo, mình tiếp cận công nghệ thông tin tuy hơi chậm, nhưng khi nhận thấy những tiện ích này thì không kể ngày đêm mày mò học tập để phục vụ cho mình. Hàng ngày, ông đều dành thời gian lên mạng nắm bắt thông tin, tìm hiểu nhu cầu ứng dụng cơ giới hóa của bà con nông dân khắp các vùng miền; tìm kiếm những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để vận dụng vào cải tiến nông cụ sản xuất. Ngoài ra, ông còn chú trọng kết nối thông tin với các bạn hàng. Những thông tin sản phẩm của ông được giới thiệu trên website và trên mạng xã hội đã nhận nhiều phản hồi tích cực từ phía bạn hàng. Với ông, mỗi ngày lướt Internet không chỉ thêm những đơn hàng mà còn nhận về nhiều góp ý chân tình, gợi mở cách cải tiến phương tiện để ngày càng phù hợp và mang lại hiệu quả cao hơn đối với nhà nông.


Nhờ đó mà từ năm 2003 tới nay, cơ sở sản xuất cơ giới nông nghiệp của lão nông Tư Hùng kịp sáng chế thêm 7 sản phẩm mới, được đông đảo bạn hàng đón nhận. Bình quân mỗi tháng ông có doanh thu 200 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, nhân công còn có lãi từ 70- 80 triệu đồng; tạo việc làm cho 4 lao động thường xuyên và 8 lao động thời vụ với mức lương giao động từ 6- 9 triệu đồng/người/ tháng.

Đến với cuộc thi “Nông dân với công nghệ thông tin” đối diện với nhiều thí sinh trẻ trung, năng động ông vẫn tự tin bởi nội dung thi cũng gần gũi với những phần việc mà hàng ngày ông vẫn đang làm. Ông chia sẻ: “Trong thời đại công nghệ thông tin này, từ người sản xuất đến người tiêu thụ đều rất cần tiếp cận với công nghệ thông tin. Nó không chỉ giúp người sản xuất bán được hàng, mà còn giúp khách hàng có sự lựa chọn thông minh trước những món hàng mà mình định đầu tư, mua sắm”.

 

 

<

Tin mới nhất

Phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới(19/03/2024 8:32 SA)

Lan tỏa phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi(19/01/2024 4:49 CH)

Một nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi Lai Châu trở thành tỷ phú nhờ mô hình trang trại tổng hợp(30/08/2022 8:28 SA)

Nuôi tôm VietGAP một nông dân ở Nam Định thu lãi 700 triệu đồng/năm(30/06/2021 11:02 SA)

Hơn 10 năm nuôi lợn, có lúc thua liểng xiểng, cuối cùng ông nông dân cũng thành tỷ phú, được Thủ...(14/04/2021 2:31 CH)

Ninh Bình: Nuôi trâu, nuôi bò kiểu “du mục” con nào cũng béo tốt, tháng nào cũng thu đều hơn 10...(14/04/2021 2:29 CH)

Hà Tĩnh: Bí kíp thành công của ông nông dân trồng nấm.(14/04/2021 2:22 CH)

Thái Nguyên: Tỷ phú nông dân sáng chế máy cho gà ăn tự động(14/04/2021 2:18 CH)