Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Hội Nông dân huyện Đông Sơn: Hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới

Đăng ngày 04 - 10 - 2017
100%

Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đông Sơn đã tích cực, chủ động tuyên truyền và vận động hội viên nông dân tham gia phát triển kinh tế, tạo nguồn lực bền vững cùng chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới.

Xác định rõ vai trò của Hội đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới, các cấp hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như thông qua sinh hoạt chi, tổ hội, các câu lạc bộ nông dân, trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo, Đài, loa phát thanh, các hội thi... trên cơ sở đó, tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội ở địa phương và công tác hội. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, trong thời gian qua các phong trào thi đua do Hội Nông dân phát động được đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia hưởng ứng. Toàn huyện có 11.620 hội viên đăng ký đạt gia đình sản xuất kinh doanh giỏi các cấp năm 2017. Hội chủ động đấu mối với các công ty phân bón cung ứng 750 tấn phân bón chậm trả các loại cho nông dân. Để tạo điều kiện cho hội viên vay vốn, phát triển kinh tế, Hội nhận ủy thác với NHCSXH, tín chấp với NHNN&PTNT cho trên 5000 hội viên vay với tổng dư nợ trên 200 tỷ đồng; Bên cạnh đó, Hội còn cho gần 100 hội viên vay gần 2 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân; vận động những hội viên có điều kiện kinh tế khá giúp hội viện có hoàn cảnh khó khăn về giống, kỹ thuật, ngày công; Để đạt được kết quả đó, bên cạnh sự nỗ lực, chủ động của hội viên, nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, luân canh, xen canh lúa hoa mầu, Hội Nông dân huyện đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống; mở các lớp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, tổ chức các lớp dạy nghề; hỗ trợ nông dân mua máy móc nông nghiệp, vật tư, phân bón; triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình, dự án làm điểm để hội viên, nông dân học tập và nhân rộng...

Mô hình trang trại tổng hợp trồng cây kết hợp với chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Xuân Tần ở thôn 10, xã Đông Ninh, là một trong những mô hình làm giầu từ trang trại tổng hợp tiêu biểu của huyện Đông Sơn. Sau nhiều năm bươn chải đi làm ăn xa, năm 2013, ông  Nguyễn Xuân Tần  quyết định trở về quê hương phát triển kinh tế. Vào thời điểm  này,  xã Đông Ninh đang có chính sách khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên ông Tần  đã xin nhận thầu 3 ha đất triền đê sản xuất không hiệu quả để làm trang trại tổng hợp.  Được xã tạo điều kiện cho đi tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi, cùng với việc đi tham quan các mô hình, ông Tần đã  mua 1vạn cây chuối tiêu hồng,  2000 gốc cam vinh, cam đường, bưởi diễn, quất cảnh và 1000 cây đinh lăng về trồng. Trồng cây ăn quả khó hơn các loại cây trồng khác nên  ông Tần đã  ra tận Đại học nông nghiệp và Hưng Yên để chọn mua cây giống đảm bảo chất lượng.  Đồng thời, thuê kỹ sư nông nghiệp về chuyển giao kỹ thuật cơ bản từ  cách cải tạo đất đến quy trình trồng, chăm sóc. Nhờ đó, ông Tần đã biết cách chăm sóc các loại cây đúng thời điểm, đúng kỹ thuật, cây phát triển tốt,  năng suất cao. Ông tần cho biết, trồng cây ăn quả chỉ mất chi phi  đầu tư ban đầu nhưng lại cho thu hoạch nhiều năm, sản lượng cũng tăng theo năm nên giá trị kinh tế cao. Cùng với trồng cây, trên diện tích đất còn lại, ông Tần đã liên kết với một doanh nghiệp ở Hưng Yên xây dựng chuồng trại nuôi 2000 con gà ri lai thịt.  Trung bình mỗi năm, ông Tần xuất chuồng 3 lứa gà với 6000 con. Năm 2016, ông Tần bán được 200 triệu tiền chuối, 130 triệu tiền cam,  600 triệu tiền gà; trừ chi phí thu lãi 300 triệu đồng;  tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động địa phương. Dự kiến trong năm 2017, trang trại của ông sẽ cho giá trị thu nhập gấp 1,5 lần.                                                 

Đến với mô hình trồng hoa kết hợp nuôi chim bồ câu của gia đình Anh Ngọc (Đội 2, xã Đông Anh). Anh Ngọc cho biết: “Gia đình anh gắn bó với nghề nông từ lâu, quanh năm trồng lúa, rau màu, kết hợp với chăn nuôi nhỏ lẻ nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Sau khi tìm hiểu nghề trồng hoa qua các lớp tập huấn, sách báo và ti vi. Năm 2000 anh đã mạnh dạn đầu tư mua giống hoa hồng, hoa đồng tiền cùng với một số vật tư cần thiết mang về trồng trên diện tích 0,5 ha đất của gia đình”. Anh đã đầu tư hệ thống nhà lưới, tưới phun và điện chiếu sáng với kinh phí hơn 60 triệu. Trong đó có nhiều loại hoa có giá trị được người tiêu dùng ưa chuộng như hoa ly, hoa hồng ngoại, hoa đồng tiền… Cùng với kinh nghiệm, anh áp dụng khoa học kỹ thuật vào gieo trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, từ khâu chọn giống hoa đến cách làm đất, bón phân để bảo đảm lượng dinh dưỡng cho cây hoa nhanh phát triển, không bị sâu bệnh, cho bông to, năng suất cao. Cũng nhờ lâu năm làm nghề trồng hoa nên anh có nhiều mối tiêu thụ hoa thuận lợi. Bên cạnh đó, gia đình anh có trên 500 đôi bồ câu giống cung cấp ra thị trường. Trò chuyện cùng chúng tôi, anh chia sẻ: “Nuôi chim bồ câu không phải lo về tiêu thụ sản phẩm, vì bồ câu là thức ăn quý và bổ dưỡng nên khách hàng thường vào tận nơi đặt hàng, nhiều khi không có đủ để cung cấp ra thị trường”. Các thương lái đến tận vườn để mua hoa và chim bồ câu cung ứng cho người tiêu dùng tại thành phố Thanh Hóa. Hiện nay, trung bình mỗi năm gia đình anh thu nhập ổn định trên 300 triệu đồng.

Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, tạo điều kiện để nông dân cùng tham gia xây dựng nông thôn mới. 6 tháng đầu năm, Hội Nông dân các cấp đã vận động cán bộ, hội viên nông dân hiến đất, đóng góp 2 tỷ 650 triệu đồng và 250 ngày công lao động, sửa chữa, bê tông hoá 10km đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Đồng chí Nguyễn Trọng Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đông Sơn cho biết: “Thời gian tới, HND huyện tiếp tục vận động hội viên nông dân phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, mở rộng các mô hình nuôi, trồng các cây, con có hiệu quả kinh tế cao, phát triển sản xuất kinh doanh. Thường xuyên cử cán bộ hội đến thăm các mô hình sản xuất của các hộ sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện, tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, giúp các hộ yên tâm sản xuất”.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, các cấp hội nông dân trong tỉnh tiếp tục tăng cường các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhân rộng các mô hình hiệu quả; qua đó góp phần thực hiện thành công chương trình, mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

<

Tin mới nhất

Hội Nông dân tỉnh cùng nông dân xử lý rác thải theo hướng thân thiện với môi trường(19/04/2024 4:29 CH)

Hội nghị truyền thông Dự án Xử lý rác thải tại huyện Hà Trung(19/04/2024 4:12 CH)

Thông báo về việc đăng ký tham gia Dự án liên kết hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị,...(17/04/2024 5:21 CH)

3 tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân Thanh Hoá tập huấn KHKT cho 10.050 lượt hội viên(15/04/2024 11:37 SA)

Nông dân xã Phú Nhuận ở Thanh Hóa nuôi con đặc sản, bán đắt tiền, thu nhập tăng lên thấy rõ(15/04/2024 11:03 SA)

Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa quyết tâm sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống(15/04/2024 10:52 SA)

Tập huấn nghiệp vụ công tác Hội Nông dân năm 2024(19/03/2024 8:43 SA)

Triển khai Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị và nhiều nội dung quan trọng(19/03/2024 8:37 SA)