Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày 15 - 11 - 2017
100%

Ngày 25-10-2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU về lãnh đạo thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Báo Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.

 

Một góc thị trấn Bến Sung (Như Thanh). Ảnh Tư liệu.
 
 
Thôn (bản), tổ dân phố (khu phố, khối phố, tiểu khu) được tổ chức ở xã, phường, thị trấn, gắn với đặc điểm địa lý, truyền thống văn hóa, lịch sử và nghề nghiệp của cộng đồng dân cư. Toàn tỉnh ta hiện có 5.971 thôn, tổ dân phố; trong đó có 5.401 thôn thuộc 573 xã, 570 tổ dân phố thuộc 34 phường và 28 thị trấn; bình quân mỗi thôn, tổ dân phố có 10 cán bộ hoạt động không chuyên trách, bao gồm: Bí thư chi bộ, trưởng thôn (hoặc tổ trưởng tổ dân phố), trưởng ban công tác mặt trận, thôn đội trưởng, tổ viên bảo vệ an ninh trật tự thôn (hoặc tổ dân phố), nhân viên y tế thôn. Ngoài những người hoạt động không chuyên trách nêu trên, ở thôn, tổ dân phố còn có: khuyến nông viên, bí thư chi đoàn, chi hội trưởng các hội: Phụ nữ, Cựu chiến binh, Nông dân và nhiều trưởng các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp như: Chữ thập đỏ, Khuyến học, Người cao tuổi... đang được hưởng hỗ trợ một phần phụ cấp từ đóng góp của cộng đồng dân cư.

Trong quá trình hình thành và phát triển, nhất là trong những năm gần đây, hoạt động của thôn, tổ dân phố đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở, nổi bật là: Hệ thống chính trị ở thôn, tổ dân phố đã kịp thời tuyên truyền, quán triệt, vận động nhân dân thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh ở địa phương, cơ sở; tổ chức và vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, gia đình văn hoá, công dân kiểu mẫu; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững; bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp; xây dựng các thiết chế văn hoá, xóa bỏ những hủ tục, tập quán lạc hậu; tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường ở khu dân cư; đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ, xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở vững mạnh.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế, tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố đã và đang bộc lộ những hạn chế, bấp cập: Toàn tỉnh hiện có 3.733 thôn, tổ dân phố, chiếm 62,5% tổng số thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh chưa đạt tiêu chí dân số theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ. Nhiều thôn, tổ dân phố có quy mô quá nhỏ, số hộ dân quá ít, có thôn chỉ có 13 hộ, 71 nhân khẩu, nhưng vẫn được bố trí số cán bộ hoạt động không chuyên trách và trưởng các đoàn thể, trưởng các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp như những thôn, tổ dân phố có quy mô lớn; mặt khác những thôn, tổ dân phố có quy mô dân số nhỏ, ít đảng viên, đoàn viên, hội viên, dẫn đến rất khó khăn trong việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình văn hoá, thể thao, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Số lượng thôn, tổ dân phố quá nhiều làm cho bộ máy ở thôn, ở xã cồng kềnh, số lượng người hoạt động không chuyên trách và trưởng các đoàn thể, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước và đóng góp của nhân dân ở cơ sở rất lớn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở. Việc chia tách làng truyền thống thành nhiều thôn nhỏ trong các thập niên gần đây đã làm mất đi bản sắc văn hóa, sự cố kết và truyền thống lịch sử của cộng đồng dân cư đã được bồi đắp, hun đúc, hình thành từ ngàn xưa.

Để tiếp tục thực hiện nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ, góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã và ở thôn, tổ dân phố; đồng thời nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực của nhà nước kết hợp với nguồn lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội ở cộng đồng dân cư; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu giảm từ 1.200 đến 1.300 thôn, tổ dân phố (tương ứng trên 20%) so với hiện nay. Để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Các cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quyết định số 3507/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố ở địa phương, đơn vị mình; chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động, sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân để triển khai thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra.
 
Chỉ đạo chính quyền địa phương rà soát, đánh giá quy mô số hộ của mỗi thôn, tổ dân phố trên địa bàn xã, phường, thị trấn và thực hiện nghiêm việc sáp nhập những thôn, tổ dân phố không đảm bảo tiêu chí theo quy định; khuyến khích sáp nhập các thôn cùng một làng truyền thống trước đây để thành lập thôn mới.
 
Chỉ đạo kiện toàn chi bộ đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể sau khi sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố mới; thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách dôi dư, phải nghỉ việc do sáp nhập thôn, tổ dân phố theo Nghị quyết số 48/2017/NQ-HĐND ngày 12/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
 
2. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện tốt nội dung của Đề án và chính sách hỗ trợ những người hoạt động không chuyên trách thôi đảm nhiệm chức danh sau khi sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố mới; đôn đốc, kiểm tra, thẩm định hồ sơ, trình tự sáp nhập thôn, tổ dân phố của các địa phương, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
 
Chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch sáp nhập thôn, tổ dân phố ở địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng đề án sáp nhập đối với từng trường hợp cụ thể đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; tổ chức lấy ý kiến nhân dân trước khi thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố; phấn đấu hoàn thành việc sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh trước ngày 30/6/2018.
 
3. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân đề cao trách nhiệm, tích cực tham gia thực hiện chủ trương sáp nhập thôn, tổ dân phố ở địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn kiện toàn Ban công tác Mặt trận và các chi đoàn, chi hội ở thôn, tổ dân phố gắn với củng cố vững chắc tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở.
 
4. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng cho các cơ quan thông tin, báo chí tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị này và các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước và của tỉnh làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhận thức đúng đắn việc sáp nhập thôn, tổ dân phố là chủ trương nhất quán từ nhiều năm nay, đã và đang được nhiều địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả, được nhân dân đồng tình ủng hộ; đồng thời, thường xuyên đưa các tin, bài về tình hình triển khai thực hiện, kết quả và kinh nghiệm trong việc thực hiện Chỉ thị này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 
5. Các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phải coi việc thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành, địa phương, đơn vị trong những tháng cuối năm 2017 và năm 2018 để tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, đảm bảo đạt mục tiêu đề ra, đúng quy định của pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ sở.
Giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các Ban và Văn phòng Tỉnh ủy theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này và định kỳ hằng Quý báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
 
Chỉ thị này được phổ biến sâu rộng đến tất cả các chi bộ đảng, đảng viên và toàn thể nhân dân trong tỉnh.
Một góc thị trấn Bến Sung (Như Thanh). Ảnh Tư liệu.
(THO) - Ngày 25-10-2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU về lãnh đạo thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Báo Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.
 
Thôn (bản), tổ dân phố (khu phố, khối phố, tiểu khu) được tổ chức ở xã, phường, thị trấn, gắn với đặc điểm địa lý, truyền thống văn hóa, lịch sử và nghề nghiệp của cộng đồng dân cư. Toàn tỉnh ta hiện có 5.971 thôn, tổ dân phố; trong đó có 5.401 thôn thuộc 573 xã, 570 tổ dân phố thuộc 34 phường và 28 thị trấn; bình quân mỗi thôn, tổ dân phố có 10 cán bộ hoạt động không chuyên trách, bao gồm: Bí thư chi bộ, trưởng thôn (hoặc tổ trưởng tổ dân phố), trưởng ban công tác mặt trận, thôn đội trưởng, tổ viên bảo vệ an ninh trật tự thôn (hoặc tổ dân phố), nhân viên y tế thôn. Ngoài những người hoạt động không chuyên trách nêu trên, ở thôn, tổ dân phố còn có: khuyến nông viên, bí thư chi đoàn, chi hội trưởng các hội: Phụ nữ, Cựu chiến binh, Nông dân và nhiều trưởng các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp như: Chữ thập đỏ, Khuyến học, Người cao tuổi... đang được hưởng hỗ trợ một phần phụ cấp từ đóng góp của cộng đồng dân cư.

Trong quá trình hình thành và phát triển, nhất là trong những năm gần đây, hoạt động của thôn, tổ dân phố đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở, nổi bật là: Hệ thống chính trị ở thôn, tổ dân phố đã kịp thời tuyên truyền, quán triệt, vận động nhân dân thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh ở địa phương, cơ sở; tổ chức và vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, gia đình văn hoá, công dân kiểu mẫu; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững; bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp; xây dựng các thiết chế văn hoá, xóa bỏ những hủ tục, tập quán lạc hậu; tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường ở khu dân cư; đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ, xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở vững mạnh.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế, tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố đã và đang bộc lộ những hạn chế, bấp cập: Toàn tỉnh hiện có 3.733 thôn, tổ dân phố, chiếm 62,5% tổng số thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh chưa đạt tiêu chí dân số theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ. Nhiều thôn, tổ dân phố có quy mô quá nhỏ, số hộ dân quá ít, có thôn chỉ có 13 hộ, 71 nhân khẩu, nhưng vẫn được bố trí số cán bộ hoạt động không chuyên trách và trưởng các đoàn thể, trưởng các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp như những thôn, tổ dân phố có quy mô lớn; mặt khác những thôn, tổ dân phố có quy mô dân số nhỏ, ít đảng viên, đoàn viên, hội viên, dẫn đến rất khó khăn trong việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình văn hoá, thể thao, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Số lượng thôn, tổ dân phố quá nhiều làm cho bộ máy ở thôn, ở xã cồng kềnh, số lượng người hoạt động không chuyên trách và trưởng các đoàn thể, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước và đóng góp của nhân dân ở cơ sở rất lớn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở. Việc chia tách làng truyền thống thành nhiều thôn nhỏ trong các thập niên gần đây đã làm mất đi bản sắc văn hóa, sự cố kết và truyền thống lịch sử của cộng đồng dân cư đã được bồi đắp, hun đúc, hình thành từ ngàn xưa.

Để tiếp tục thực hiện nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ, góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã và ở thôn, tổ dân phố; đồng thời nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực của nhà nước kết hợp với nguồn lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội ở cộng đồng dân cư; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu giảm từ 1.200 đến 1.300 thôn, tổ dân phố (tương ứng trên 20%) so với hiện nay. Để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Các cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quyết định số 3507/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố ở địa phương, đơn vị mình; chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động, sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân để triển khai thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra.
 
Chỉ đạo chính quyền địa phương rà soát, đánh giá quy mô số hộ của mỗi thôn, tổ dân phố trên địa bàn xã, phường, thị trấn và thực hiện nghiêm việc sáp nhập những thôn, tổ dân phố không đảm bảo tiêu chí theo quy định; khuyến khích sáp nhập các thôn cùng một làng truyền thống trước đây để thành lập thôn mới.
 
Chỉ đạo kiện toàn chi bộ đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể sau khi sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố mới; thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách dôi dư, phải nghỉ việc do sáp nhập thôn, tổ dân phố theo Nghị quyết số 48/2017/NQ-HĐND ngày 12/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
 
2. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện tốt nội dung của Đề án và chính sách hỗ trợ những người hoạt động không chuyên trách thôi đảm nhiệm chức danh sau khi sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố mới; đôn đốc, kiểm tra, thẩm định hồ sơ, trình tự sáp nhập thôn, tổ dân phố của các địa phương, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
 
Chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch sáp nhập thôn, tổ dân phố ở địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng đề án sáp nhập đối với từng trường hợp cụ thể đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; tổ chức lấy ý kiến nhân dân trước khi thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố; phấn đấu hoàn thành việc sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh trước ngày 30/6/2018.
 
3. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân đề cao trách nhiệm, tích cực tham gia thực hiện chủ trương sáp nhập thôn, tổ dân phố ở địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn kiện toàn Ban công tác Mặt trận và các chi đoàn, chi hội ở thôn, tổ dân phố gắn với củng cố vững chắc tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở.
 
4. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng cho các cơ quan thông tin, báo chí tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị này và các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước và của tỉnh làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhận thức đúng đắn việc sáp nhập thôn, tổ dân phố là chủ trương nhất quán từ nhiều năm nay, đã và đang được nhiều địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả, được nhân dân đồng tình ủng hộ; đồng thời, thường xuyên đưa các tin, bài về tình hình triển khai thực hiện, kết quả và kinh nghiệm trong việc thực hiện Chỉ thị này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 
5. Các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phải coi việc thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành, địa phương, đơn vị trong những tháng cuối năm 2017 và năm 2018 để tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, đảm bảo đạt mục tiêu đề ra, đúng quy định của pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ sở.
Giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các Ban và Văn phòng Tỉnh ủy theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này và định kỳ hằng Quý báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
 
Chỉ thị này được phổ biến sâu rộng đến tất cả các chi bộ đảng, đảng viên và toàn thể nhân dân trong tỉnh.

<

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính xuống đồng cùng nông dân tỉnh Hải Dương(16/02/2024 3:07 CH)

Tiếng nói cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVIII(12/12/2023 3:28 CH)

Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đại biểu Nhân dân, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu...(12/12/2023 3:22 CH)

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII(12/12/2023 3:20 CH)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về kết quả sau...(13/11/2023 8:40 SA)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh; thăm và làm việc...(13/11/2023 8:35 SA)

Thắp lên những ngọn đuốc, tiếp thêm năng lượng tích cực lan tỏa “ngọn lửa nhiệt huyết”, khát vọng...(03/07/2023 10:43 SA)

Cô giáo Trịnh Thị Hiền- Trường THCS Thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân: Truyền ngọn lửa đam...(19/11/2022 10:32 CH)