Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Lão nông làm giàu từ hai bàn tay trắng

Đăng ngày 06 - 12 - 2017
100%

Với quyết tâm làm giàu ngay tại nhà, ông Đặng Xuân Hùng, xã Hoàng Hải, huyện Hoằng Hóa đã lao động miệt mài chăm chỉ cả chục năm trời, đầu tư khoa học, bài bản, xây dựng thành công một trang trại tổng hợp để vươn lên làm giàu. Hiện bình quân mỗi năm trừ hết chi phí, gia đình ông có lãi khoảng 1,5 tỉ đồng, tại đây đang tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương với mức thu nhập từ 5 đến 8 triệu/người/tháng.

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khi học đến cấp 3 thì bố mất, đành gác lại tương lai đèn sách quay sang phụ giúp gia đình kiếm kế mưu sinh. Năm 1995, ông rời quê hương đi các nơi làm ăn, ông đi khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, làm nhiều nghề để kiếm sống như làm thợ xây, làm lò gạch, buôn gạo, nhưng cuộc sống vẫn nghèo khó. Trong bước đường gập gềnh khốn khó đó đã cho ông nhiều bài học về đời về cuộc sống và có cả kiến thức để xây dựng một trang trại. Dù làm ở đâu, ông cũng đều đem theo một ý nghĩ đó là sẽ trở về lập nghiệp ổn định trên chính mảnh đất quê hương mình. Sau hơn gần 10 năm đi khắp xứ, trở về với số vốn ít ỏi không đủ để đầu tư như mong muốn, ông đã lấy sức lao động của mình để cải tạo, đào đắp, quy hoạch ngay trên diện tích canh tác của mình. Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và Hội Nông dân xã, ông vay được 10 triệu đồng để mua 2 lợn nái, 1 bò và đàn vịt 30 con cùng 1 vạn con cá giống thả nuôi trong ao. Sau một vài năm chăm chỉ làm ăn, đàn vịt, đàn lợn sinh sôi nảy nở, cá trong ao cho thu nhập đều hàng ngày thì một đợt mưa lớn kéo dài gây ngập lụt đã lấy đi của ông tất cả vốn liếng dành dụm bấy lâu, chuồng trại trống không ao cá chẳng còn, cây cối đang đà phát triến bị ngâm nước lâu ngày chết dần…nước rút, trận lụt đi qua, cái ông còn lại là hai bàn tay trắng.

Được sự động viên của gia đình, ông quyết chí đầu tư lại gia trại với bài học thiên tai mới đi qua đã giúp ông biết cách quy hoạch phù hợp với điều kiện đồng đất địa phương. Thấy ông là người có nghị lực vượt lên lúc khó khăn, HND xã đã chọn ông là một trong những hộ đi thăm quan học tập ở các mô hình làm ăn hiệu quả, một cơ hội mới lại đến với ông. Sau khi thăm quan học tập về, ông nhận thầu thêm 16ha để xây dựng một trang trại tổng hợp, cùng với đó được HND xã tư vấn để ông đầu tư từng bước tránh rủi ro, lấy ngắn nuôi dài, tạo một tương lai phát triển bền vững. Khu đất thầu thêm có địa thế phù hợp để phát triển đa dạng cây con nên từ nguồn vốn vay 100 triệu đồng mà HND xã tín chấp, ông đầu tư theo hướng tổng hợp, xen canh. Do nguồn lực kinh tế còn hạn chế nên ông tự lao động đào đắp ngày đêm và làm dần. Ông quy hoạch theo từng diện tích thâm canh riêng, khu trồng cây, trồng rau để chăn nuôi lợn, cá nhanh đem lại nguồn thu ông làm trước. Đắp tôn khu đất cao, ông trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp để kết hợp chăn nuôi dê, bò, lợn, và đào khu vực thấp tạo ao để nuôi vịt, cá. Kiến thức tiếp thu được qua tập huấn chuyển giao của HND xã và từ các mô hình làm ăn phát triển đã giúp ông biết cách xây dựng chuồng trại với hệ thống sự lý chất thải tiên tiến, tận dụng để tái sử dụng làm nguồn phân bón sạch. Các loại con giống được lựa chọn kỹ, đủ tiêu chuẩn sinh sản gồm 40 con lợn nái, 100 con gà, 300 con vịt, 30 con dê sinh sản. Do diện tích đất rộng và thích hợp phát triển kiểu nuôi truyền thống bằng phụ phẩm nông nghiệp nên ông luôn nắm thế chủ động về nguồn thức ăn và có chi phí đầu tư thấp. Nửa cuối năm 2016 đến nay trên thị trường, giá lợn liên tục giảm, trong khi đó giá cám công nghiệp vẫn ở mức cao, nhiều hộ chăn nuôi lớn điêu đứng thì ông vẫn có lãi nhờ nuôi bằng phụ phẩm nông nghiệp. Để công việc nuôi trồng được thuận lợi, tránh những rủi ro không đáng có, ông luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn kiến thức chăn nuôi, trồng trọt do HND các cấp tổ chức để học hỏi thêm cách thức, kinh nghiệm sản xuất. Chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, ông Hùng cho hay: Đừng nên áp dụng một cách máy móc những gì đã tiếp thu được, vận dụng vào thực tế mới là bí quyết thành công. Ở mỗi trang trại đều có mặt thuận lợi, điểm hạn chế, nên khắc phục ngay hạn chế đó trước khi muốn nuôi trồng gì, nên đưa ra những kế hoạch cụ thể để chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong trang trại mình theo vụ, theo mùa, theo loại cây con và theo thị trường.

Khi công việc làm ăn thuận lợi, ông nghĩ đến việc mở rộng sản xuất để tăng thêm thu nhập hàng tháng và tạo thêm việc làm cho bà con địa phương. Lúc này, nhu cầu thị trường hướng tới những loại cây, con đặc sản, có chất lượng cao, nên ông chuyển hướng sang đầu tư thủ nghiêm lĩnh vực này. Đầu năm 2015, sau khi đã tích lũy một số vốn ông đầu tư mua 30 lợn rừng, lợn mán giống sinh sản và 200 đôi bồ câu nhà, cùng trên 1 vạn cá rô đồng. Ông cho biết, những con nuôi này không phải là loại thực phẩm đắt, phù hợp với nhiều đối trượng khách hàng nên dễ bán. Hơn nữa cũng là loại nhanh cho thu nhập và quan trọng nhất đây là loài vật nuôi gần giũ mà ông đã nắm chắc trong tay quá trình sinh trưởng, đặc tính của nó nên dễ dàng chăm sóc.

Đúng như nhận định của ông, khi giá lợn trên thị trường giảm mạnh thì những nguồn hàng này của ông vẫn hút khách, giá bán không cao do toàn bộ thức ăn ông tự chế biến bằng các loại lương thực như: ngô, đậu, lúa, cá tạp, có pha thêm một phần kháng sinh thảo dược như tỏi, gừng để hạn chế việc sử dụng thuốc tân dược và một cách tạo nên chất lượng thịt thơm ngon. Hiện nay nhiều hộ cắt giảm số lượng con nuôi thì ông vẫn duy trì đàn lợn nái trên 150 con, trong đó có gần 100 con là lợn cỏ, lợn rừng lai, gần 1.000 lợn thịt các loại, 400 đôi bồ câu, 60 con trâu bò, đàn dê trên 100 con, 200 cây dừa xiêm, 200 gốc bưởi và trên 1 vạn cây xoan, lát đã bắt đầu cho thu hoạch…

Không chỉ giỏi trong phát triển kinh tế, biết xoay sở, khắc phục lúc khó khăn, ông Hùng còn là người có tấm lòng nghĩa hiệp, cưa mang giúp đỡ hàng chục lao động nghèo địa phương có nguồn vốn làm ăn và biết cách đầu tư thoát nghèo, mỗi năm ủng hộ trên 100 triệu đồng tặng qùa cho các gia đình chính sách, phần thưởng cho các học sinh có thành tích học tập tốt tại địa phương.

<

Tin mới nhất

Bàn giao thiết bị hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình xử lý rác thải thân thiện môi trường(15/04/2024 11:16 SA)

Hội nghị truyền thông Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam" tại...(15/04/2024 10:57 SA)

Thanh Hoá: Hội vận động nông dân xử lý rác, giảm phát thải khí nhà kính(15/04/2024 10:55 SA)

Nông dân Thanh Hóa đồng lòng xây dựng Nông thôn mới(19/03/2024 8:29 SA)

Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật xây dựng nhà màng, thủ tục chuyển...(19/03/2024 8:20 SA)

Hội Nông dân thành phố Thanh Hóa hỗ trợ gà giống cho các hộ nghèo(19/01/2024 4:31 CH)

Tập huấn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho cán bộ hội nông dân cấp xã(09/11/2023 5:00 CH)

50 hội viên nông dân xã Định Tăng, huyện Yên Định được tập huấn kỹ thuật nuôi sâu caxi, trùn quế(08/11/2023 4:42 CH)