Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Thu nhập khá từ nuôi chim bồ câu nghe nhạc.

Đăng ngày 27 - 02 - 2017
100%

Trên diện tích chỉ 90m2, ông Vũ Nguyễn Cường, thôn Trịnh Điện, xã Định Hải, huyện Yên Định đã đầu tư xây dựng chuồng nuôi bồ câu, kết hợp với gà ri bằng phương truyền thống, chỉ dùng thức ăn là các loại phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt ông đã lấy âm nhạc để kích thích sinh trưởng đàn bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao.

Tuy có diện tích hẹp, đầu tư không mấy tốn kém nhưng với sự kết hợp khoa học, khéo léo của ông Cường giữa thủ công và hiện đại vào chăn nuôi, hiệu quả kinh tế thu được đã mở ra một hướng đầu tư mới trong phát triển chăn nuôi nông hộ, nhất là ở những địa phương có quỹ đất ít. Năm 2012, sau khi xây dựng chuồng trại, ông mua 15 đôi bồ câu Pháp giống về nuôi nuôi thử, sau nửa năm, do chăm sóc tốt nên đàn chim sinh sản tốt, thức ăn ông chọn là thóc, gạo lức, ngô. Từ sách báo, và tìm tòi qua Internet, ông thấy nhiều mô hình nuôi bò sữa, nuôi gà ở các nước tiên tiến áp dụng giữa chăm sóc và nghe nhạc đã kích thích sự phát triển của vật nuôi nên đã gắn 2 chiếc loa tận dụng của gia đình vào thực nghiệm cho đàn bồ câu. Kết quả thật không ngờ là ngay sau khi thử nghiệm ông đã thấy đàn chim không còn hay phá phách nữa mà tỏ ra chăm sóc nhau hơn, nhất là các đôi chim đang chuẩn bị sinh sản. Qua đây ông Cường nhận thấy ngoài chim ít đánh nhau giữa các con trống, thì còn sinh sản tốt hơn, chim bố mẹ chăm sóc chim con cũng ít bị hao hụt. Sau 1 năm, đàn chim bố mẹ của ông đã nhân lên 100 đôi, lúc này thấy nhu cầu về chim thương phẩm trên thị trường tiêu thụ tốt, chính vì vậy mà vừa cho chim sinh sản, bán chim thịt, ông lựa chọn những đôi có chất lượng, đạt tiêu chuẩn để lại làm giống, tiếp tục nhân đàn lên 300 đôi bố mẹ. Đến giai đoạn này, tính cả tiền xây dựng chuồng, mua giống và các phụ kiện khác, ông đã đầu tư vào mô hình tổng cộng 50 triệu đồng. Do thiết kế chuồng nuôi làm 2 khu vực, một phần nuôi theo kiểu nhốt riêng từng đôi một, một khu ông nuôi tập trung cả đàn trong một ô chuồng rộng nên khi chim non bắt đầu biết tự ăn, ông tách sang khu khác để vừa giúp chim non cách tự kiếm ăn và không làm gián đoạn thời gian sinh sản của chim bố mẹ. Với cách chăm sóc này, hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với phương pháp nuôi thông thường, thời gian chăm sóc nhàn hơn, chim ít hao hụt, tăng trọng tốt. Sau thời gian nuôi chim hiệu quả, ông nhận thấy phía dưới khu chuồng nuôi nhốt, thức ăn do chim làm rơi vãi rất phí, mà không gian này cũng không được tận dụng triệt để, ông nghĩ con gà ri cũng là loài họ chim, một loại gia cầm nên chim phát triển tốt thì gà cũng phù hợp, vì vậy ông đã thử nuôi 100 gà giống. Cũng với cung cách chăm sóc thủ công, sử dụng lúa, gạo lức, ngô hạt xay và các loại rau như cây chuối, và các loại phụ phẩm khác, đàn gà cũng phát triển rất tốt. Trái lại với đàn chim, tiếng nhạc đã kích thích gà chạy nhảy tìm thức ăn nên đã tạo ra môi trường tuy hẹp trở nên rộng, giúp vận động nhiều hơn, tạo nên sự săn chắc của thịt. Sau 3 năm thực tế sản xuất, hiện tại mô hình của gia đình ông Cường đang nuôi 300 đôi bồ câu bố mẹ mỗi tháng bán trên 100 đôi bồ câu thịt, cùng với 2 lứa gà ri mỗi năm, mỗi lứa 200 con, ông có lãi 100 triệu đồng, sau khi đã trừ hết mọi chi phí. Vấn đề được ông đưa ra như một kinh nghiệm là với không gian hẹp, nuôi tại nông hộ nên việc vệ sinh chuồng trại phải thực hiện thường xuyên. Mật độ nuôi không nên ép quá đông sẽ dễ gây ô nhiễm và hạn chế việc chăm sóc dẫn đến hiệu quả không cao mà còn hay sinh ra các loại dịch bệnh.

Như vậy qua mô hình, cho ta thấy hiệu quả sản xuất thu được trên mỗi đơn vị diện tích là rất khả quan, trong điều kiện đất nông nghiệp bị thu hẹp, người nông dân cần có những biện pháp để tăng năng suất, hiệu quả của cây trồng, vật nuôi. Nếu diện tích này mà sử dụng đầu tư vào loại hình khác thì khó có thể đem về nguồn thu như ông Cường đã làm, đây làm một lối tư duy mới trong cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi,  phù hợp với nhiều gia đình trong điều kiện phát triển chăn nuôi nông hộ nhỏ.

<

Tin mới nhất

Hội nghị truyền thông Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam" tại...(15/04/2024 11:35 SA)

Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cùng hội viên xử lý rác thải theo hướng thân thiện với môi trường(15/04/2024 11:08 SA)

Phát triển các mô hình nuôi con đặc sản giúp người dân ở Như Thanh thoát nghèo(19/03/2024 8:30 SA)

Lan tỏa phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi(01/02/2024 9:38 SA)

Tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế cho hội viên nông dân xã Yên Phong, huyện Yên Định(15/11/2023 1:48 CH)

Phát triển kinh tế nhờ... công nghệ(13/11/2023 9:38 SA)

Hội viên nông dân xã Định Long, huyện Yên Định được được tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi, trùn quế(11/11/2023 11:10 SA)

Tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế cho hội viên nông dân Thị trấn Tân Phong, huyện...(27/10/2023 5:24 CH)