Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia: Nuôi cá lồng cho hiệu quả kinh tế cao

Đăng ngày 10 - 05 - 2017
100%

Xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia là địa phương ven biển người dân nơi đây sống chủ yếu vào khai thác chế biến và nuôi trồng thuỷ hải sản. Với thế lợi nhiều diện tích mặt nước rộng, bãi phù xa bằng, độ mặn phù hợp là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi ngao, cá lồng, hàu... cho giá trị kinh tế cao.

Gia đình bà Đặng Thị Hải, thôn Thanh Đông là hộ đi đầu nghề nuôi cá lồng ở Hải Thanh. Bà Hải cho biết, trước đây gia đình bà có một thuyền nhỏ chuyên đi đánh bắt hải sản gần bờ nhưng không hiệu quả. Năm 2012, sau khi được đi tham quan mô hình nuôi cá lồng ở Quảng Nam, gia đình bà đã mạnh dạn xin chính quyền địa phương cho đầu tư nuôi cá thử nghiệm. Thông qua HND xã, gia đình bà Hải vay ngân hàng 200 triệu đồng đầu tư  mua lồng bè, ra Nam Định lấy giống cá vược và cá sủ về nuôi. Do đã gắn bó với vùng cử biển này từ nhở và được học cách nuôi của chuyển tham quan nên từ ngày nuôi cá lồng đến nay, gia đình bà chưa bao giờ gặp rủi ro. Hơn nữa các loại cá mà gia đình bà chọn nuôi có sức đề kháng tốt, khỏe nên ít hao hụt, cùng với đó là chế độ chăm sóc đầy đủ nên cá lớn nhanh. Trung bình mỗi năm, 50 lồng nuôi cho gia đình bà thu hoạch hơn 10 tấn cá, trừ chi phí thu lãi hơn 300 triệu đồng. Nghề nuôi cá lồng cũng có những rủi ro, do ngay cửa biển nơi đầu tiên phải hứng gió và bão, hơn nữa khu vực cửa sông nên dễ bị ảnh hưởng khi nguồn nước ô nhiễm. Tuy nhiên người nuôi cần phải có tính toán cho hợp lý, nhất là đầu tư lồng bè và thường xuyên theo dõi, gia cố để đảm bảo chắc chắn và di rời kịp thời khi cáo bão lớn. Bên cạnh đó là kiểm tra sự phát triển của đán cá, theo dõi con nước, nguồn nước cùng với trang bị những dụng cụ để nhận biết nguồn nước ô nhiễm mà có biện pháp sử lý kịp thời. Những vấn đề trên nếu xử lý tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. 
          Từ thành công của gia đình bà Hải, nhiều người dân vùng ven biển xã Hải Thanh đầu tư lồng bè nổi và phát triển nghề nuôi cá lồng trên vùng cửa biển. Hiện cả xã có hơn 20 hộ nuôi cá lồng  với các loại như cá vược, cá giò, cá mú, cá sủ… Thu nhập bình quân của các hộ này trừ chi phí vẫn cho lãi từ 200- 300 triệu đồng/năm, tùy từng gia đình nuôi nhiều hay ít. Theo kinh nghiệm của các hộ, để cá phát triển tốt, phải đặt lồng sâu 2 – 3 m, thể tích mỗi lồng chừng 25 m3, mật độ thả 40 – 50 con/m3 nước.  Sau 3 tháng nuôi,  cá đạt trọng lượng 200 g thì giảm mật độ, tách riêng ra các lồng khác .  Nếu chăm sóc tốt, sau 10 tháng cá đạt trọng lượng từ 2- 3 kg có thể xuất bán. Cũng có loại cá nuôi có thời gian lâu tới 2 năm nhưng ngược lại giá thành cao và được khách hàng ư chuộng. Do cá lồng ở đây được nuôi trực tiếp dưới biển, nên tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên như rong, tảo biển và nhiều loại sinh vật phù du khác. Các loại thức ăn chủ yếu mà bà con nuôi cá lồng nơi đây sử dụng vẫn chính là nguồn cá biển nhỏ, tươi nguyên mua gom từ các tàu mới đánh bắt về nên con cá nuôi trong lồng chát lượng thịt rất thơm ngon như cá tự nhiên, được thương lái đặt mua cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn. Bà Hồ Thị Ngân, một hộ đang nuôi cá có hiệu quả cao cho biết: Nuôi cá ở vùng biển này đang cho thu nhập ổn định, tuy nhiên khi đầu tư ban đầu lớn và phải có kinh nghiệm, chịu khó mới làm được. Hiện gia đình bà Ngân cũng đang nuôi 100 lồng, bình quân thu về 500 triệu đồng đã trừ chi phí. Do các lồng nuôi cách biệt hẳn với đất liền nên mỗi hộ  thường cắt cử một lao động thường xuyên túc trực, chăm sóc đàn cá và một lao động khác trên bờ chuyên lo các công việc để chuyển thức ăn và các vật dụng ra lồng cá hàng ngày. Ông Trần Hùng Vương, Bí thư Đảng ủy xã Hải Thanh cho biết: Hiện nay, nghề nuôi cá lồng vùng cửa biển đang mang lại thu nhập cao cho người ngư dân, năm 2012, từ vài hộ nuôi ban đầu đã phát triển lên 20 hộ, tận dụng khu vực thuận lợi về nguồn nước, giáp với đất liền và cửa sông nhiều sinh vật phù du để đầu tư lồng nuôi. Xác định nghề biển là không thể tách rồi đời sống người ngư dân, sống với biển, bám biển để phát triển nên xã rất mong được hỗ trợ để địa phương tạo dựng, quy hoạch khu vực được phép nuôi lâu dài, đảm bảo môi trường và an toàn hơn. Để quản lý và hỗ trợ người dân nuôi trồng, HND xã thường xuyên tuyên truyền để hội viên nông dân nắm được chủ trương của xã, thực hiện nuôi đúng trong vùng quy hoạch, không tự ý mở rộng diện tích, nuôi trồng đi cùng với đảm bảo vệ sing môi trường biển. 
Hiện toàn xã Hải Thanh có trên 200 hộ chế biến thủy hải sản như: cá khô, nước mắn, mắn tôm... và 20 doanh nghiệp đang sản xuất trong lĩnh vực này, tại đây đang tọ việc làm cho gần 800 lao động địa phương. Cùng với tuyên truyền người dân sản xuất an toàn, hiệu quả, HND xã còn phối hợp tín chấp và ủy thác để nông dân vay trên 56 tỷ đồng đầu tư vào các nghề đánh bắt, chế biến và nuôi trồng thủy hải sản. 
           Nuôi cá lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn, giúp nhiều hộ nông dân  xã Hải Thanh vươn lên làm giàu, mở ra hướng mới cho phát triển kinh tế biển. Tuy vậy, để thực sự đem lại hiệu quả và có lợi ích lâu dài người dân không nên đầu tư nuôi cá tràn lan và thực hiện đúng quy hoạch trong một vùng nuôi để giảm tình trạng ô nhiễm nguồn nước, mỗi hộ nuôi có trách niệm ứng xử thân thiện và tích cực tham gia bảo vệ môi trường biển để phát triển bền vững.

 

<

Tin mới nhất

Tập huấn nghiệp vụ công tác Hội Nông dân năm 2024(19/03/2024 8:43 SA)

Triển khai Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị và nhiều nội dung quan trọng(19/03/2024 8:37 SA)

Hội nông dân các cấp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống hội viên(19/03/2024 8:25 SA)

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền...(28/02/2024 8:20 SA)

Hội Nông dân huyện tặng quà động viên thanh niên chuẩn bị lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự(28/02/2024 8:15 SA)

HỘI NÔNG DÂN HUYỆN PHỐI HỢP VỚI AGRIBANK NÔNG CỐNG VÀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TẶNG QUÀ...(28/02/2024 8:12 SA)

Hội Nông dân tỉnh: Gặp mặt đầu Xuân và triển khai nhiệm vụ năm 2024(16/02/2024 9:10 SA)

Huyện Thiệu Hóa: khai mạc Giải bóng chuyền Cúp Bông lúa vàng(16/02/2024 9:07 SA)