Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Phát triển trang trại gắn với tiêu thụ sản phẩm

Đăng ngày 02 - 08 - 2017
100%

Thời gian vừa qua, những khó khăn khi lợn thương phẩm rớt giá, sự mất giá của nhiều mặt hàng nông sản khi “cung” vượt “cầu” vẫn còn là bài học đắt giá đối với nông dân.

 

Mô hình trang trại của gia đình chị La Thị Út, xã Lũng Niêm (Bá Thước) cho hiệu quả kinh tế cao.
 
 
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc đổi mới phát triển trang trại gắn với nhu cầu thị trường là hướng đi tất yếu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình kinh tế trang trại của gia đình ông Lê Đình Vương, ở xã Lương Sơn (Thường Xuân), diện tích hơn 3 ha phát triển nuôi cá, gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả có múi. Ông Vương cho biết: Phương châm sản xuất của gia đình là lấy ngắn nuôi dài, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Phát triển trang trại hiện nay không thể theo lối cũ, không thể sản xuất những sản phẩm đại trà, dễ dàng được, như vậy rất dễ rơi vào cảnh “cung” vượt “cầu”, “được mùa mất giá”. Đối với thủy sản, gia đình luôn thả nhiều loại cá trong một ao để tận dụng thức ăn, xuất bán cá nhiều lần trong năm. Những sản phẩm gì người tiêu dùng trong khu vực ưa chuộng thì sản xuất, không bao giờ lo sản phẩm làm ra không thể tiêu thụ được. Nhờ vậy, mỗi năm, doanh thu từ trang trại của gia đình đạt hơn  5 tỷ đồng.

Mô hình trang trại của gia đình ông Trịnh Vinh Long, xã Xuân Thành (Thọ Xuân), chủ yếu nuôi vịt đẻ trứng và thả cá, nuôi ếch. Gần 1.000 con vịt được duy trì quanh năm và trứng cung cấp cho các lò ấp trong, ngoài tỉnh. Bí quyết của gia đình ông chính là không chạy theo phong trào mà sản xuất phải gắn với tiêu thụ sản phẩm. Mỗi năm trừ chi phí gia đình ông thu về hơn 100 triệu đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế, số trang trại phát triển ổn định mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn tỉnh không nhiều. Một số trang trại chăn nuôi chưa quan tâm đến việc xử lý chất thải nên còn tình trạng gây ô nhiễm môi trường; việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất của các trang trại còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm của các trang trại chưa được quan tâm dẫn đến năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế chưa cao.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung rà soát, xác định vùng phát triển cho từng loại hình kinh tế trang trại bảo đảm theo quy hoạch. Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển kinh tế trang trại; tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của trang trại. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích xây dựng các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt an toàn dịch bệnh, chuỗi giá trị cung cấp sản phẩm an toàn, sạch. Phát triển các loại hình liên kết trong tổ chức sản xuất giữa các hộ chăn nuôi và giữa doanh nghiệp với tổ chức của người chăn nuôi. Tăng cường đào tạo, tập huấn đội ngũ quản lý, xã viên các HTX, hộ cá thể để trở thành người chăn nuôi chuyên nghiệp. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đặc thù đối với các mô hình liên kết chuỗi, như: Miễn, giảm tiền sử dụng đất, hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nước; đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Hỗ trợ quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng để đầu tư cơ sở giết mổ và chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản... Tuy nhiên, bên cạnh những giải pháp căn cơ, thiết nghĩ, một trong những yếu tố quan trọng vẫn phụ thuộc vào  chính người nông dân khi phát triển kinh tế trang trại cần gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Mô hình trang trại của gia đình chị La Thị Út, xã Lũng Niêm (Bá Thước) cho hiệu quả kinh tế cao.
(THO) - Thời gian vừa qua, những khó khăn khi lợn thương phẩm rớt giá, sự mất giá của nhiều mặt hàng nông sản khi “cung” vượt “cầu” vẫn còn là bài học đắt giá đối với nông dân.
 
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc đổi mới phát triển trang trại gắn với nhu cầu thị trường là hướng đi tất yếu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình kinh tế trang trại của gia đình ông Lê Đình Vương, ở xã Lương Sơn (Thường Xuân), diện tích hơn 3 ha phát triển nuôi cá, gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả có múi. Ông Vương cho biết: Phương châm sản xuất của gia đình là lấy ngắn nuôi dài, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Phát triển trang trại hiện nay không thể theo lối cũ, không thể sản xuất những sản phẩm đại trà, dễ dàng được, như vậy rất dễ rơi vào cảnh “cung” vượt “cầu”, “được mùa mất giá”. Đối với thủy sản, gia đình luôn thả nhiều loại cá trong một ao để tận dụng thức ăn, xuất bán cá nhiều lần trong năm. Những sản phẩm gì người tiêu dùng trong khu vực ưa chuộng thì sản xuất, không bao giờ lo sản phẩm làm ra không thể tiêu thụ được. Nhờ vậy, mỗi năm, doanh thu từ trang trại của gia đình đạt hơn  5 tỷ đồng.

Mô hình trang trại của gia đình ông Trịnh Vinh Long, xã Xuân Thành (Thọ Xuân), chủ yếu nuôi vịt đẻ trứng và thả cá, nuôi ếch. Gần 1.000 con vịt được duy trì quanh năm và trứng cung cấp cho các lò ấp trong, ngoài tỉnh. Bí quyết của gia đình ông chính là không chạy theo phong trào mà sản xuất phải gắn với tiêu thụ sản phẩm. Mỗi năm trừ chi phí gia đình ông thu về hơn 100 triệu đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế, số trang trại phát triển ổn định mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn tỉnh không nhiều. Một số trang trại chăn nuôi chưa quan tâm đến việc xử lý chất thải nên còn tình trạng gây ô nhiễm môi trường; việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất của các trang trại còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm của các trang trại chưa được quan tâm dẫn đến năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế chưa cao.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung rà soát, xác định vùng phát triển cho từng loại hình kinh tế trang trại bảo đảm theo quy hoạch. Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển kinh tế trang trại; tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của trang trại. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích xây dựng các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt an toàn dịch bệnh, chuỗi giá trị cung cấp sản phẩm an toàn, sạch. Phát triển các loại hình liên kết trong tổ chức sản xuất giữa các hộ chăn nuôi và giữa doanh nghiệp với tổ chức của người chăn nuôi. Tăng cường đào tạo, tập huấn đội ngũ quản lý, xã viên các HTX, hộ cá thể để trở thành người chăn nuôi chuyên nghiệp. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đặc thù đối với các mô hình liên kết chuỗi, như: Miễn, giảm tiền sử dụng đất, hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nước; đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Hỗ trợ quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng để đầu tư cơ sở giết mổ và chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản... Tuy nhiên, bên cạnh những giải pháp căn cơ, thiết nghĩ, một trong những yếu tố quan trọng vẫn phụ thuộc vào  chính người nông dân khi phát triển kinh tế trang trại cần gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

<

Tin mới nhất

Thông báo về việc đăng ký tham gia Dự án liên kết hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị,...(17/04/2024 5:21 CH)

3 tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân Thanh Hoá tập huấn KHKT cho 10.050 lượt hội viên(15/04/2024 11:37 SA)

Nông dân xã Phú Nhuận ở Thanh Hóa nuôi con đặc sản, bán đắt tiền, thu nhập tăng lên thấy rõ(15/04/2024 11:03 SA)

Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa quyết tâm sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống(15/04/2024 10:52 SA)

Tập huấn nghiệp vụ công tác Hội Nông dân năm 2024(19/03/2024 8:43 SA)

Triển khai Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị và nhiều nội dung quan trọng(19/03/2024 8:37 SA)

Hội nông dân các cấp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống hội viên(19/03/2024 8:25 SA)

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền...(28/02/2024 8:20 SA)