Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Hội Nông dân huyện Thường Xuân: Chuyển biến từ phong trào sản xuất kinh doanh giỏi

Đăng ngày 01 - 02 - 2018
100%

Trong giai đoạn từ 2014 đến 2016, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau giảm nghèo và làm giàu bền vững” (SXKDG) của huyện Thường Xuân đã có những chuyển biến tích cực, tác động trực tiếp đến đời sống sản xuất của người nông dân. Qua phong trào hình thành các vùng sản xuất chuyên canh có quy mô, nông dân biết liên kết với nhau từ sản xuất đến tiêu thụ, nhiều tiến bộ mới trong nông nghiệp được áp dụng đã góp phần nâng cao chất lượng và giá trị nông sản.

Nhằm phát huy thế mạnh của địa phương về kinh tế vườn đồi, cùng với đó là truyền thống sản xuất kết hợp giữa chăn nuôi và trồng rừng, Hội Nông dân huyện đã đẩy mạnh tập huấn, ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, tạo ra một khí thế mới trong sản xuất. Đối với các xã vùng cao, đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò, dê theo hình thức bán chăn thả gắn với công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn ngừa dịch bệnh. Chính vì vậy mà trong nhiều năm qua không phát sinh dịch bệnh, số lượng đàn vật nuôi tăng. Chỉ riêng trong năm 2017 đàn trâu là 18.558 con, tăng thêm 1.113 con, đàn bò 5.215 con tăng 882 con, dê tăng gần 3.000 con. Đây là những loại vật nuôi phù hợp với địa hình đồi rừng, nhất là hình thức nuôi trồng kết hợp tăng nguồn thu, đang đem lại thu nhập đáng kể. Đối với các xã có diện tích đất sản xuất lớn thì hình thành các vùng sản xuất mía tập trung như cánh đồng trồng mía xã Xuân Cao; Luận thành; Lương Sơn; Thọ Thanh với tổng diện tích là 180ha. Với hình thức trồng tập trung này đã giúp nông dân tiết kiệm thời gian chăm sóc, tiết kiệm phân bón, nước tưới và cả công thu hoạch vì vậy hiệu quả lao động tăng đáng kể. Thông qua các hình thức liên kết, đến nay toàn huyện đã thành lập 13 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp kiểu mới, 10 Trang trại nuôi bò sinh sản; 85 gia trại nuôi lơn thịt; 01 trang trại nuôi gà ấp trứng; 25 gia trại nuôi gà thịt và nhiều mô hình kinh tế tổng hợp. Nhiều hộ SXKDG đã thành lập các tổ nuôi ong lấy mật tại các xã Xuân Cẩm, Luận Thành, Thị Trấn tạo nên một lượng hàng hóa tập trung lớn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Gia đình ông Vi Văn Thành, Thôn Tân Thắng xã Xuân Thắng sau khi được tư vấn và tạo điều kiện để tiếp cận nguồn vốn đã mạnh dạn đầu tư trồng 10 ha rừng, kết hợp với chăn nuôi 30 con trâu bò, mỗi năm đem về trên 400 triệu đồng tiền lãi, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức thu nhập 4 triệu/người/tháng. Ngoài ra, gia đình ông con trồng và phát triển rừng gỗ lớn với hàng vạn cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao như: lát, dổi, xưa... trên 10 năm tuổi. Hay gia đình anh Lê Văn Tư, thôn Quyết Tiến, xã Ngọc Phụng đã biết vận dụng điều kiện kinh tế và sản xuất của gia đình mình nuôi 20 con bò, 80 con dê và 50 con lợn rừng lai, mỗi năm thu lời trên 200 triệu đồng... Thông qua phong trào SXKDG, Hội đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân giải phóng hành lang, phát quang các tuyến lộ giao thông nông thôn, nạo vét kênh thủy lợi nội đồng, nâng cấp, sửa chữa, làm mới 5 cây cầu, hơn 10 cống đập, 48 phòng học, trồng hàng trăm ngàn cây xanh các loại….

          Để tạo nguồn lực, và đáp ứng nhu cầu về vốn, kiến thức cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất, HND huyện đã tín chấp và ủy thác với các Ngân hàng tổng dư nợ trên 310 tỷ đồng cho nông dân vay, mỗi năm tổ chức 317 lớp tập huấn về kiến thức khoa học kỹ thuật, ngoài ra còn thường xuyên tổ chức các đợt thăm quan học tập mô hình ở các địa phương khác để nông dân tự tích lũy kiến thức và có các nguồn thông tin đa chiều giữa các vùng miền với nhau, tự liên kết, trao đổi với nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm …Năm 2017 trong số 8.680 hộ nông dân đăng ký, đã có 6.700 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi các cấp, chất lượng và hiệu quả phong trào ngày càng nâng cao, xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, số hộ có mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm tăng gấp 2,5 lần, số hộ có mức thu nhập trên 500 triệu đồng/năm tăng 1,5 lần so với năm 2016.

Phong trào nông dân thi đua SXKDG đang tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trở thành một tâm điểm tích cực trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn. Qua đây, đã động viên nông dân hăng say lao động sản xuất, góp phần quan trọng vào giữ vững an ninh lương thực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trong nông thôn; góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo và công cuộc xây dựng nông thôn mới.

<

Tin mới nhất

Nông dân Thanh Hóa đồng lòng xây dựng Nông thôn mới(19/03/2024 8:29 SA)

Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật xây dựng nhà màng, thủ tục chuyển...(19/03/2024 8:20 SA)

Hội Nông dân thành phố Thanh Hóa hỗ trợ gà giống cho các hộ nghèo(19/01/2024 4:31 CH)

Tập huấn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho cán bộ hội nông dân cấp xã(09/11/2023 5:00 CH)

50 hội viên nông dân xã Định Tăng, huyện Yên Định được tập huấn kỹ thuật nuôi sâu caxi, trùn quế(08/11/2023 4:42 CH)

Tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế cho hội viên nông dân xã Thiệu Ngọc, huyện...(02/11/2023 5:24 CH)

Nông dân xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa hào hứng tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và...(31/10/2023 9:58 SA)

50 hội viên nông dân được tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế(25/10/2023 4:58 CH)