Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Hội Nông dân xã Yên Lạc, huyện Như Thanh: Hội vững mạnh từ hội viên

Đăng ngày 01 - 02 - 2018
100%

Xã Yên Lạc, huyện Như Thanh là địa phương miền núi có diện tích tự nhiên lớn, tuy nhiên trước, do phân bố ở nhiều địa hình khác nhau nên việc canh tác không mấy thuận lợi, sản xuất manh mún dẫn đến hiệu quả không cao. Thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới, xã tiến hành dồn điền đổi thửa để có điều kiện sản xuất tập trung, xong do chưa thống nhất được chủ trương nên sau dồn điền đổi thửa lần thứ nhất năm 2012 không đạt kết quả như mong đợi.

Trước thực trạng đó, trong các buổi sinh hoạt chi hội, hội viên nông dân đã nhiều lần đưa ra bàn bạc nhưng vẫn không tìm được tiếng nói chung, bà con vẫn canh tác trong tình trạng mỗi gia đình nhiều mảnh ruộng. Trăn trở nhiều nhưng lối mở cho việc đổi điền, dồn thửa của địa phương vẫn là bài toàn khó đối với Đảng ủy, Chính quyền và các tổ chức đoàn thể. Với chức năng tập hợp của mình, HND xã đã nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của hội viên nông dân và tìm hướng đi cụ thể cho công tác dồn điền đổi thửa của xã. Sau nhiều lần thảo luận, cuối cùng phương án được đưa ra là tùy theo điều kiện canh tác của mỗi gia đình mà các hộ tự trao đổi với nhau, thông qua chi hội, tổ hội, gia đình, dòng họ và đề nghị phương án lên HND xã. Sau khi phương án của các hộ đề nghị lên xã là được trao đổi để sản xuất vụ đầu tiên làm cơ sở cho việc dồn đổi sau này đã nhận được sự nhất trí cao. Vụ sản xuất đầu tiên của việc tự nguyện dồn đổi, năng suất cao hơn 1,5 lần so với chính vụ trước đó, nguyên nhân được cho là ruộng được tập trung thành những thửa lớn, thuận lợi cho việc chăm sóc. Sau vụ sản xuất ấy, buổi sinh hoạt các chi hội nông dân để  rút kinh nghiệm đã trở thành một ngày hội thực sự của những người nông dân. Các hộ phần lớn đều tự nguyện đồng tình chuyển đổi cho nhau, có hộ chịu thiệt chút diện tích thì được bù lại là những chân ruộng gần nhà, đất tốt, những hộ xa hơn thì có diện tích rộng…Cái chính là bà con đều tìm được những thuận lợi cho chính gia đình mình. Những thửa ruộng khó trước kia với gia đình này, đã trở nên thuận lợi với gia đình khác, công tác thủy lợi của xã cũng thuận lợi đáng kể. Bài học thành công ban đầu từ dồn điền, đổi thửa đã mang đến một khí thế mới trong cánh tác của người dân Yên lạc. Từ chỗ phải tra nhiều loại giống, trên mỗi thân đất là một thứ giống thì nay đã hoàn toàn thay đổi, có khi trên cả một khu đồng, tất cả diện tích đều dùng một loại giống. Với trên 95% số hộ được canh tác trên một thửa ruộng thì khâu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa nông nghiệp là một câu chuyện ngẫu nhiên. Năm 2012, cả xã có 3 chiếc máy làm đất nhỏ, có khi cả vụ mỗi máy làm được vài chục ha, thì nay làm suốt vụ với gần 70ha, hầu như 100% diện tích đều có thể đưa máy làm đất, máy gặt đập vào sản xuất. Ngoài ra, bờ vùng, bờ thửa không còn giới hạn như trước đã tăng diện tích sản xuất, bên cạnh đó là công chăm sóc đều được giảm đi đáng kể. Được sản xuất trên những thửa ruộng dồn đổi thuận lợi đã giúp năng suất lúa của địa phương tăng, năm 2012 chỉ đạt tối đa 250kg/sào, đến 2014 đạt 320-360kg/sào, đặc biệt có nhiều hộ đã đạt 400kg/sào/vụ. Những loại cây màu có giá trị như: bí xanh, ớt xuất khẩu, dưa chuột, rau xanh các loại liên tục được thâm canh, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của người dân trên xã được cải thiện đáng kể. Đời sống được nâng cao tạo nguồn lực để bà con đóng góp xây dựng nông thôn mới, qua công tác tuyên truyền, các gia đình hội viên đã hiến 5.850m2 đất vườn để mở đường giao thông và đầu tư vật chất để bê tông hóa 70% đường làng. Trong giai đoạn từ 2013 đến nay đã có 200 gia đình hội viên sửa chữa, xây mới nhà cửa khang trang, kiên cố, 85% gia đình hội viên dùng nước sạch, nhà vệ sinh theo quy định, 100% các gia đình hội viên đều có xe máy và các vật dụng giải trí, 260 gia đình hội viên có hố rác gia đình… cả xã đã xây dựng được 55 bể chứa rác thải độc hại, để bà con thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. Có được kết quả này tác động trước tiên là công tác dồn điền đổi thửa, bên cạnh đó là việc triển khai có hiệu quả của các cấp HND trong xã về các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân. Hiện tại HND xã đang tín chấp và ủy thác cho nông dân vay đầu tư sản xuất trên 27 tỷ đồng, không có nợ xấu, nợ quá hạn, 100% hội viên đủ điều kiện, có nhu cầu đều được vay vốn đã cho thấy bà con nơi đây đang làm ăn hiệu quả. Để tránh những rủi ro, đảm bảo cho bà con yên tâm đầu tư sản xuất, mỗi năm HND xã tổ chức 5 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, cách nhận biết các bệnh thường gặp trên trâu, bò, dê, là những loại con nuôi thế mạnh của địa phương, tổ chức tiêm phòng cho 100% gia súc, gia cầm trên địa bàn…Thông qua các mô hình, các gia đình hội viên đã tích cực đẩy mạnh sản xuất, riêng năm 2017 có 95 hộ đạt danh hiệu sản xuất giỏi các cấp.

Thấy rõ được sự quan tâm khi tham gia sinh hoạt hội, nông dân tin tưởng tham gia sinh hoạt hội ngày càng đông, hiện tỷ lệ tập hợp đạt trên 92% so với hộ nông nghiệp. Năm 2017 có 100% các chi hội đạt khá, vững mạnh, các phong trào hoạt động của Hội đang thực sự cuốn hút nông dân, tạo nên một khí thế thi đua, hăng say lao động và tác động tích cực đến sự phát triển của địa phương.

<

Tin mới nhất

Tập huấn nghiệp vụ công tác Hội Nông dân năm 2024(19/03/2024 8:43 SA)

Triển khai Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị và nhiều nội dung quan trọng(19/03/2024 8:37 SA)

Hội nông dân các cấp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống hội viên(19/03/2024 8:25 SA)

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền...(28/02/2024 8:20 SA)

Hội Nông dân huyện tặng quà động viên thanh niên chuẩn bị lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự(28/02/2024 8:15 SA)

HỘI NÔNG DÂN HUYỆN PHỐI HỢP VỚI AGRIBANK NÔNG CỐNG VÀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TẶNG QUÀ...(28/02/2024 8:12 SA)

Hội Nông dân tỉnh: Gặp mặt đầu Xuân và triển khai nhiệm vụ năm 2024(16/02/2024 9:10 SA)

Huyện Thiệu Hóa: khai mạc Giải bóng chuyền Cúp Bông lúa vàng(16/02/2024 9:07 SA)