Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Nông sản Việt thắng lớn nhờ “gậy thần” hội nhập

Đăng ngày 08 - 03 - 2018
100%

Đến nay đã 10 năm, ngành nông nghiệp nói chung và nông sản nói riêng của Việt Nam trải qua bao sóng gió của thiên tai, hạn hán, lụt lội, sự biến động lên xuống thất thường của thị trường; rào cản thương mại của các nước tìm cách hạn chế nhập khẩu các mặt hàng nông sản để vươn lên, khẳng định vị thế vững chãi trên thị trường quốc tế.

 

 
 
 
Vị thế mới

Trong đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), vấn đề nan giải nhất là phải mở cửa thị trường nông sản, bỏ trợ cấp xuất khẩu, hạn chế trợ cấp hộp vàng, bỏ quota nhập khẩu một số mặt hàng, liệu ngành nông sản của chúng ta có trụ nổi không? Nhiều tổ chức, cá nhân kể cả một số lãnh đạo cao cấp cũng quan tâm, lo lắng vấn đề này. Tổ chức Oxfam đã gửi thư cảnh báo Chính phủ ta và bà Nguyễn Thị Bình – nguyên Phó Chủ tịch nước - về những rủi ro khi chúng ta mở cửa thị trường nông sản. Điều trần cho vấn đề này, Đoàn đàm phán lúc đó (năm 2004) nêu quan điểm: Ngành nông sản Việt Nam có cả 2 mặt lợi thế và hạn chế. Lợi thế là thổ nhưỡng, do đất nước trải dài chúng ta có vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và một phần ôn đới thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Chúng ta có 2 châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông, đã từng là vựa lúa, là bát cơm “Rice Bowl” của châu Á trước đây. Người nông dân Việt Nam cần cù canh tác 2 – 3 vụ trong năm, không quảng canh như các nước khác. Mặt yếu là nông nghiệp lạc hậu; đất đai chia nhỏ manh mún; giống một số cây trồng năng suất thấp phụ thuộc vào nước ngoài; cây công nghiệp chế biến chưa phát triển nên xuất khẩu nông sản phần lớn là xuất khẩu thô giá trị thấp. Song trong bối cảnh đất chật người đông, nông sản Việt có 4 – 5 mặt hàng được xếp hạng trên thế giới. Như gạo đứng thứ hai, cà phê đứng thứ hai, hồ tiêu đứng thứ hai, hạt điều thứ nhất. Những luận điểm trên đã thuyết phục được các cơ quan, ban, ngành, được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình ủng hộ.
 
Với chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ, sự chỉ đạo quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, ngành nông sản đã không rơi vào rủi ro như Oxfam dự báo mà còn vươn lên vị thế mới. Chính sách cánh đồng mẫu lớn bắt đầu hình thành các vùng nguyên liệu lớn như thanh long ở Phan Thiết, gạo ở các tỉnh đồng bằng, tiêu ở Tây Nguyên, Quảng Trị; cà phê ở Tây Nguyên, Sơn La, Mường Ảng - Điện Biên, Quảng Trị…; điều ở Bình Phước. Người nông dân ngày càng giác ngộ phải liên kết trong sản xuất để tạo thế và lực cho riêng mình. Việc đầu tư vào chế biến để nâng cao giá trị gia tăng được quan tâm hơn. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn về an toàn thực phẩm được ban hành phù hợp với các quy định của quốc tế. Chính phủ vào cuộc đàm phán mở cửa thị trường cho các sản phẩm chế biến trong 16 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mới, ví dụ như mở cửa thị trường cà phê rang xay và hòa tan. Thuế nhập khẩu vào các nước tham gia Hiệp định FTA mới xuống 0 - 5%. Chính vì thế, xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan từ con số 0 trong hai năm qua đã tăng lên chiếm tới 11% tổng giá trị xuất khẩu của cà phê.
 
Năm 2006, tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã kiến nghị với Tổng thống G.Bush cho nhập khẩu thanh long vào Hoa Kỳ. Và tại Hội nghị APEC 2017 tại Đà Nẵng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang lại kiến nghị Tổng thống Donal Trump cho nhập khẩu xoài vào Hoa Kỳ. Nhờ có quyết tâm cao của cả nước, ngành nông nghiệp đã có 11 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, có 5 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD, trong đó có cà phê, hạt điều, rau, hoa, quả…
Thách thức mới
Tuy vậy, ngành nông sản đang đứng trước nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa nhanh, lớp trẻ không muốn làm nông nghiệp ngày càng tăng, yêu cầu an toàn thực phẩm “từ khâu trồng đến bàn ăn” đã áp dụng ở nhiều nước; cạnh tranh của các nước mới nổi và biến động thị trường. Tiềm năng của ngành còn lớn. Muốn tăng xuất khẩu của ngành nông nghiệp từ 36,3 tỷ USD năm 2017 lên cao hơn trong những năm tới, đặc biệt là đối với nông sản, thiết nghĩ cần tập trung vào các khâu sau:
Một là, sản phẩm của Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu chất lượng về an toàn thực phẩm của các nước phát triển như Nhật, EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Không chạy theo cách buôn bán dễ dàng, chất lượng nào cũng được thì thị trường sẽ không ổn định, gây bấp bênh cho người nông dân và nền kinh tế.
 
Hai là, tập trung vào khâu chế biến nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Đơn cử, nếu xuất khẩu cà phê nhân được 2 USD/kg, nhưng xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan giá trị được tăng lên gấp đôi. Nếu chế biến các dạng cao cấp và tham gia vào mạng lưới phân phối của các nước thì giá trị sẽ gấp ba. Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam đã kiến nghị chủ trương thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê cần giữ hai mục tiêu: Giữ vững vị trí nước sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân trên thế giới; nâng cao giá trị xuất khẩu lên 6 tỷ USD đến năm 2030 với phương châm 8 chữ “Năng suất - chất lượng - giá trị gia tăng”.
Ba là, điều chỉnh quy hoạch vùng thổ nhưỡng, chọn cây trồng thích hợp cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu đi các nước có Hiệp định FTA mới.
Bốn là, tăng cường khâu quảng bá, tiếp thị của doanh nghiệp và hỗ trợ của Chính phủ; đẩy mạnh tiêu thụ thị trường trong nước là thị trường “tiền tươi, thóc thật”. Nên tham khảo kinh nghiệm của nước Nhật. Người Nhật bao giờ cũng dùng hàng sản xuất trong nước trước rồi mới xuất khẩu cho các nước khác.
Năm là, các ngân hàng cung cấp vốn trung và dài hạn cho đầu tư chế biến, đầu tư công nghệ cao, phát triển các giống mới thích ứng với biến đổi khí hậu.
 
Đến nay đã 10 năm, ngành nông nghiệp nói chung và nông sản nói riêng của Việt Nam trải qua bao sóng gió của thiên tai, hạn hán, lụt lội, sự biến động lên xuống thất thường của thị trường; rào cản thương mại của các nước tìm cách hạn chế nhập khẩu các mặt hàng nông sản để vươn lên, khẳng định vị thế vững chãi trên thị trường quốc tế.
 
Vị thế mới

Trong đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), vấn đề nan giải nhất là phải mở cửa thị trường nông sản, bỏ trợ cấp xuất khẩu, hạn chế trợ cấp hộp vàng, bỏ quota nhập khẩu một số mặt hàng, liệu ngành nông sản của chúng ta có trụ nổi không? Nhiều tổ chức, cá nhân kể cả một số lãnh đạo cao cấp cũng quan tâm, lo lắng vấn đề này. Tổ chức Oxfam đã gửi thư cảnh báo Chính phủ ta và bà Nguyễn Thị Bình – nguyên Phó Chủ tịch nước - về những rủi ro khi chúng ta mở cửa thị trường nông sản. Điều trần cho vấn đề này, Đoàn đàm phán lúc đó (năm 2004) nêu quan điểm: Ngành nông sản Việt Nam có cả 2 mặt lợi thế và hạn chế. Lợi thế là thổ nhưỡng, do đất nước trải dài chúng ta có vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và một phần ôn đới thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Chúng ta có 2 châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông, đã từng là vựa lúa, là bát cơm “Rice Bowl” của châu Á trước đây. Người nông dân Việt Nam cần cù canh tác 2 – 3 vụ trong năm, không quảng canh như các nước khác. Mặt yếu là nông nghiệp lạc hậu; đất đai chia nhỏ manh mún; giống một số cây trồng năng suất thấp phụ thuộc vào nước ngoài; cây công nghiệp chế biến chưa phát triển nên xuất khẩu nông sản phần lớn là xuất khẩu thô giá trị thấp. Song trong bối cảnh đất chật người đông, nông sản Việt có 4 – 5 mặt hàng được xếp hạng trên thế giới. Như gạo đứng thứ hai, cà phê đứng thứ hai, hồ tiêu đứng thứ hai, hạt điều thứ nhất. Những luận điểm trên đã thuyết phục được các cơ quan, ban, ngành, được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình ủng hộ.
 
Với chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ, sự chỉ đạo quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, ngành nông sản đã không rơi vào rủi ro như Oxfam dự báo mà còn vươn lên vị thế mới. Chính sách cánh đồng mẫu lớn bắt đầu hình thành các vùng nguyên liệu lớn như thanh long ở Phan Thiết, gạo ở các tỉnh đồng bằng, tiêu ở Tây Nguyên, Quảng Trị; cà phê ở Tây Nguyên, Sơn La, Mường Ảng - Điện Biên, Quảng Trị…; điều ở Bình Phước. Người nông dân ngày càng giác ngộ phải liên kết trong sản xuất để tạo thế và lực cho riêng mình. Việc đầu tư vào chế biến để nâng cao giá trị gia tăng được quan tâm hơn. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn về an toàn thực phẩm được ban hành phù hợp với các quy định của quốc tế. Chính phủ vào cuộc đàm phán mở cửa thị trường cho các sản phẩm chế biến trong 16 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mới, ví dụ như mở cửa thị trường cà phê rang xay và hòa tan. Thuế nhập khẩu vào các nước tham gia Hiệp định FTA mới xuống 0 - 5%. Chính vì thế, xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan từ con số 0 trong hai năm qua đã tăng lên chiếm tới 11% tổng giá trị xuất khẩu của cà phê.
 
Năm 2006, tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã kiến nghị với Tổng thống G.Bush cho nhập khẩu thanh long vào Hoa Kỳ. Và tại Hội nghị APEC 2017 tại Đà Nẵng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang lại kiến nghị Tổng thống Donal Trump cho nhập khẩu xoài vào Hoa Kỳ. Nhờ có quyết tâm cao của cả nước, ngành nông nghiệp đã có 11 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, có 5 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD, trong đó có cà phê, hạt điều, rau, hoa, quả…
Thách thức mới
Tuy vậy, ngành nông sản đang đứng trước nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa nhanh, lớp trẻ không muốn làm nông nghiệp ngày càng tăng, yêu cầu an toàn thực phẩm “từ khâu trồng đến bàn ăn” đã áp dụng ở nhiều nước; cạnh tranh của các nước mới nổi và biến động thị trường. Tiềm năng của ngành còn lớn. Muốn tăng xuất khẩu của ngành nông nghiệp từ 36,3 tỷ USD năm 2017 lên cao hơn trong những năm tới, đặc biệt là đối với nông sản, thiết nghĩ cần tập trung vào các khâu sau:
Một là, sản phẩm của Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu chất lượng về an toàn thực phẩm của các nước phát triển như Nhật, EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Không chạy theo cách buôn bán dễ dàng, chất lượng nào cũng được thì thị trường sẽ không ổn định, gây bấp bênh cho người nông dân và nền kinh tế.
 
Hai là, tập trung vào khâu chế biến nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Đơn cử, nếu xuất khẩu cà phê nhân được 2 USD/kg, nhưng xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan giá trị được tăng lên gấp đôi. Nếu chế biến các dạng cao cấp và tham gia vào mạng lưới phân phối của các nước thì giá trị sẽ gấp ba. Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam đã kiến nghị chủ trương thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê cần giữ hai mục tiêu: Giữ vững vị trí nước sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân trên thế giới; nâng cao giá trị xuất khẩu lên 6 tỷ USD đến năm 2030 với phương châm 8 chữ “Năng suất - chất lượng - giá trị gia tăng”.
Ba là, điều chỉnh quy hoạch vùng thổ nhưỡng, chọn cây trồng thích hợp cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu đi các nước có Hiệp định FTA mới.
Bốn là, tăng cường khâu quảng bá, tiếp thị của doanh nghiệp và hỗ trợ của Chính phủ; đẩy mạnh tiêu thụ thị trường trong nước là thị trường “tiền tươi, thóc thật”. Nên tham khảo kinh nghiệm của nước Nhật. Người Nhật bao giờ cũng dùng hàng sản xuất trong nước trước rồi mới xuất khẩu cho các nước khác.
Năm là, các ngân hàng cung cấp vốn trung và dài hạn cho đầu tư chế biến, đầu tư công nghệ cao, phát triển các giống mới thích ứng với biến đổi khí hậu.

<

Tin mới nhất

Tháo gỡ khó khăn trong áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp(12/12/2023 5:01 CH)

Hướng đi mới giúp hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững(12/12/2023 4:58 CH)

Đào, quất chuẩn bị cho thị trường tết(12/12/2023 4:48 CH)

Nông thôn mới nâng cao trên quê hương Thiệu Viên(13/11/2023 9:13 SA)

Đẩy nhanh tiến độ trồng cây gai xanh vụ thu(30/08/2022 1:53 CH)

Đồng vui xuân mới(10/02/2022 10:28 SA)

Chín triệu hộ nông dân và 'cuộc đại thay đổi' trên 7 triệu mảnh ruộng(06/01/2022 1:46 CH)

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 12: Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2021;...(06/12/2021 2:41 CH)