Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Huyện Ngọc Lặc tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế trang trại

Đăng ngày 25 - 07 - 2018
100%

Trong những năm qua, kinh tế trang trại ở huyện Ngọc Lặc đang từng bước phát triển, cả về quy mô và chất lượng, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

 

 

 
Trang trại chăn nuôi quy mô lớn tại xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc). 
 
Hiện nay, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc có 5 trang trại sản xuất, chăn nuôi đạt tiêu chí theo quy định của tỉnh và đã được cấp giấy chứng nhận của UBND tỉnh. Trong đó, có 2 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại trồng cây ăn quả và 2 trang trại tổng hợp. Các trang trại có giá trị thu nhập bình quân đạt 300 triệu đồng/trang trại/năm; mỗi trang trại tạo việc làm cho 12 lao động. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế của huyện Ngọc Lặc thì phát triển kinh tế trang trại còn chậm, các chỉ tiêu bình quân về quy mô diện tích, vốn đầu tư, chất lượng lao động, hiệu quả kinh tế... còn ở mức thấp so với bình quân chung của tỉnh và với các huyện miền núi. Các chủ trang trại phát triển tự phát, đơn lẻ, chưa liên kết với nhau. Trong sản xuất, kinh doanh mới chủ yếu tập trung mở rộng diện tích, áp dụng kỹ thuật sản xuất truyền thống, chưa quan tâm tới việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, cơ giới hóa trong nông nghiệp, bảo quản chế biến sản phẩm... nên năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế chưa cao.
 
Xuất phát từ thực tiễn phát triển trang trại trên địa bàn, huyện Ngọc Lặc đã ban hành đề án “Phát triển kinh tế trang trại huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2017 - 2020”. Phấn đấu đến năm 2020 bình quân mỗi xã xây dựng 1 trang trại/xã/năm theo quy mô quy định của huyện để đến năm 2020 toàn huyện có 63 trang trại trở lên. Tổng giá trị hàng hóa của các trang trại đạt hơn 50 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 450 triệu đồng/trang trại/năm. Thu hút khoảng 1.000 lao động làm việc trong các trang trại, trong đó lao động thường xuyên 400 người. 100% chủ trang trại được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trang trại. Hơn 50% số lao động làm việc thường xuyên trong các trang trại được tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 80% số trang trại thực hiện sản xuất an toàn theo quy trình VietGAP... Hơn 50% giá trị sản lượng hàng hóa của các trang trại trên địa bàn huyện tiêu thụ thông qua hoạt động liên kết với các doanh nghiệp và thông qua hợp đồng.
 
Để đạt được mục tiêu trên, huyện Ngọc Lặc định hướng các xã có vùng đồi núi cao trung bình từ 500 - 750m,  phát triển mô hình trang trại lâm nghiệp và mô hình trang trại nông lâm kết hợp chăn nuôi gia súc dưới tán rừng. Vùng đồi thấp phát triển trang trại cây ăn quả, cây công nghiệp, trang trại chăn nuôi. Đối với khu vực có diện tích cây luồng lớn ở các xã Vân Am, Phúc Thịnh, Phùng Minh, Phùng Giáo xây dựng mô hình trang trại theo hướng thâm canh rừng luồng kết hợp nuôi gà dưới tán cây luồng. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để Công ty Thái Dương xây dựng khu chăn nuôi lợn giống, sản xuất thức ăn lên men và sản xuất phân bón. Thu hút đầu tư phát triển trang trại đã được định hướng ở các xã Lộc Thịnh, Minh Tiến, Phúc Thịnh. Khuyến khích các hộ dân chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất để chuyển đổi từ đất khác sang đất phục vụ xây dựng trang trại chuyên canh hoặc tổng hợp. Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thuê đất, thuê diện tích mặt nước, vay vốn để phát triển kinh tế trang trại. Hướng dẫn cho các chủ trang trại chuyển dịch cơ cấu câu trồng, vật nuôi phù hợp; đưa các giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, sản phẩm chất lượng cao vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm nghiệp sau thu hoạch và rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hiệu quả. Hỗ trợ, hướng dẫn các trang trại thực hiện sản xuất xanh, sạch nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường. Áp dụng công nghệ xử lý chất thải trong chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường, như: Công nghệ biogas, chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học... Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ kinh tế trang trại, không chỉ cho các chủ trang trại mà còn cho những người có nguyện vọng và có khả năng trở thành chủ trang trại. Từng bước thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác theo từng loại hình trang trại để liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tạo sức cạnh tranh và sự ổn định trong tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Hỗ trợ các trang trại có lượng hàng hóa lớn đăng ký nhãn hiệu trong nước và tham gia các hội chợ triển lãm nông lâm nghiệp trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển trang trại của Trung ương, tỉnh, huyện Ngọc Lặc cũng có chính sách hỗ trợ tích tụ ruộng đất với các hình thức: Mua đất, cho thuê đất, liên kết góp đất để xây dựng trang trại trồng cây ăn quả có múi từ 5 ha tập trung trở lên, mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha. Đối với hình thức thuê đất phải có thời gian thuê 15 năm trở lên. Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với nguồn giống, chất lượng giống, chất lượng sản phẩm, dịch bệnh của con nuôi, vật nuôi... vật tư nông nghiệp. 
 
Với những giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại, huyện Ngọc Lặc đang nỗ lực khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, để phát triển kinh tế trang trại, nguồn lực, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Trang trại chăn nuôi quy mô lớn tại xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc). 
 
Hiện nay, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc có 5 trang trại sản xuất, chăn nuôi đạt tiêu chí theo quy định của tỉnh và đã được cấp giấy chứng nhận của UBND tỉnh. Trong đó, có 2 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại trồng cây ăn quả và 2 trang trại tổng hợp. Các trang trại có giá trị thu nhập bình quân đạt 300 triệu đồng/trang trại/năm; mỗi trang trại tạo việc làm cho 12 lao động. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế của huyện Ngọc Lặc thì phát triển kinh tế trang trại còn chậm, các chỉ tiêu bình quân về quy mô diện tích, vốn đầu tư, chất lượng lao động, hiệu quả kinh tế... còn ở mức thấp so với bình quân chung của tỉnh và với các huyện miền núi. Các chủ trang trại phát triển tự phát, đơn lẻ, chưa liên kết với nhau. Trong sản xuất, kinh doanh mới chủ yếu tập trung mở rộng diện tích, áp dụng kỹ thuật sản xuất truyền thống, chưa quan tâm tới việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, cơ giới hóa trong nông nghiệp, bảo quản chế biến sản phẩm... nên năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế chưa cao.
 
Xuất phát từ thực tiễn phát triển trang trại trên địa bàn, huyện Ngọc Lặc đã ban hành đề án “Phát triển kinh tế trang trại huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2017 - 2020”. Phấn đấu đến năm 2020 bình quân mỗi xã xây dựng 1 trang trại/xã/năm theo quy mô quy định của huyện để đến năm 2020 toàn huyện có 63 trang trại trở lên. Tổng giá trị hàng hóa của các trang trại đạt hơn 50 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 450 triệu đồng/trang trại/năm. Thu hút khoảng 1.000 lao động làm việc trong các trang trại, trong đó lao động thường xuyên 400 người. 100% chủ trang trại được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trang trại. Hơn 50% số lao động làm việc thường xuyên trong các trang trại được tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 80% số trang trại thực hiện sản xuất an toàn theo quy trình VietGAP... Hơn 50% giá trị sản lượng hàng hóa của các trang trại trên địa bàn huyện tiêu thụ thông qua hoạt động liên kết với các doanh nghiệp và thông qua hợp đồng.
 
Để đạt được mục tiêu trên, huyện Ngọc Lặc định hướng các xã có vùng đồi núi cao trung bình từ 500 - 750m,  phát triển mô hình trang trại lâm nghiệp và mô hình trang trại nông lâm kết hợp chăn nuôi gia súc dưới tán rừng. Vùng đồi thấp phát triển trang trại cây ăn quả, cây công nghiệp, trang trại chăn nuôi. Đối với khu vực có diện tích cây luồng lớn ở các xã Vân Am, Phúc Thịnh, Phùng Minh, Phùng Giáo xây dựng mô hình trang trại theo hướng thâm canh rừng luồng kết hợp nuôi gà dưới tán cây luồng. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để Công ty Thái Dương xây dựng khu chăn nuôi lợn giống, sản xuất thức ăn lên men và sản xuất phân bón. Thu hút đầu tư phát triển trang trại đã được định hướng ở các xã Lộc Thịnh, Minh Tiến, Phúc Thịnh. Khuyến khích các hộ dân chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất để chuyển đổi từ đất khác sang đất phục vụ xây dựng trang trại chuyên canh hoặc tổng hợp. Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thuê đất, thuê diện tích mặt nước, vay vốn để phát triển kinh tế trang trại. Hướng dẫn cho các chủ trang trại chuyển dịch cơ cấu câu trồng, vật nuôi phù hợp; đưa các giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, sản phẩm chất lượng cao vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm nghiệp sau thu hoạch và rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hiệu quả. Hỗ trợ, hướng dẫn các trang trại thực hiện sản xuất xanh, sạch nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường. Áp dụng công nghệ xử lý chất thải trong chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường, như: Công nghệ biogas, chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học... Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ kinh tế trang trại, không chỉ cho các chủ trang trại mà còn cho những người có nguyện vọng và có khả năng trở thành chủ trang trại. Từng bước thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác theo từng loại hình trang trại để liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tạo sức cạnh tranh và sự ổn định trong tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Hỗ trợ các trang trại có lượng hàng hóa lớn đăng ký nhãn hiệu trong nước và tham gia các hội chợ triển lãm nông lâm nghiệp trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển trang trại của Trung ương, tỉnh, huyện Ngọc Lặc cũng có chính sách hỗ trợ tích tụ ruộng đất với các hình thức: Mua đất, cho thuê đất, liên kết góp đất để xây dựng trang trại trồng cây ăn quả có múi từ 5 ha tập trung trở lên, mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha. Đối với hình thức thuê đất phải có thời gian thuê 15 năm trở lên. Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với nguồn giống, chất lượng giống, chất lượng sản phẩm, dịch bệnh của con nuôi, vật nuôi... vật tư nông nghiệp. 
 
Với những giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại, huyện Ngọc Lặc đang nỗ lực khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, để phát triển kinh tế trang trại, nguồn lực, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
 
 

<

Tin mới nhất

Tập huấn nghiệp vụ công tác Hội Nông dân năm 2024(19/03/2024 8:43 SA)

Triển khai Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị và nhiều nội dung quan trọng(19/03/2024 8:37 SA)

Hội nông dân các cấp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống hội viên(19/03/2024 8:25 SA)

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền...(28/02/2024 8:20 SA)

Hội Nông dân huyện tặng quà động viên thanh niên chuẩn bị lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự(28/02/2024 8:15 SA)

HỘI NÔNG DÂN HUYỆN PHỐI HỢP VỚI AGRIBANK NÔNG CỐNG VÀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TẶNG QUÀ...(28/02/2024 8:12 SA)

Hội Nông dân tỉnh: Gặp mặt đầu Xuân và triển khai nhiệm vụ năm 2024(16/02/2024 9:10 SA)

Huyện Thiệu Hóa: khai mạc Giải bóng chuyền Cúp Bông lúa vàng(16/02/2024 9:07 SA)