Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Áp dụng nông nghiệp công nghệ cao, hướng đi mới trong sản xuất

Đăng ngày 15 - 11 - 2019
100%

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã mang lại cho anh Nguyễn Văn Chung, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho 50 lao động thường xuyên với mức lương 6-7 triệu/người/tháng.

          Vốn là con người năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế, lại có nhiềm đam mê làm nông nghiệp, anh Chung chia sẻ: “Khi đi thăm quan các vườn cây ăn quả đang cho thu hoạch, anh nhận thấy đất đồi quê anh rất phù hợp với các loại cây này và thị trường tiêu thụ rộng rãi. Vì vậy, nếu biết áp dụng khoa học - kỹ thuật để chăm sóc thì đây sẽ là hướng đi mang lại thu nhập khá cho gia đình”. Do đó, năm 2016 anh đã thuê 50 ha đất lâu năm đề làm trang trại. Ban đầu, anh nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thuật qua sách báo và học hỏi kinh nghiệm của những hộ đã trồng trước, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Những kiến thức đó đã được anh đúc kết cùng với thực tế trong quá trình sản xuất rút ra kinh nghiệm riêng cho vườn cây của mình. Từ chỗ lấy ngắn nuôi dài, ban đầu là trồng với diện tích ít vừa tích vốn và vừa chăm sóc theo dõi sinh trưởng của cây. Trên diện tích 3ha, anh trồng các loại cây như cam canh, cam lòng vàng, bưởi da xanh, bơ Booth 7, bơ 34, ổi… đã đem lại những kết quả khả quan ban đầu.

Đồng chí Thào Xuân Sùng - UV BCH TW Đảng, Chủ tịch BCH TW Hội Nông dân Việt Nam thăm mô hình nông nghiệp trang trại công nghệ cao của gia đình anh Nguyễn Văn Chung, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành.

         Mạnh dạn mở rộng diện tích theo từng năm và hiện tại anh đã đầu tư hơn 70 tỷ đồng theo hướng công nghệ cao, sử dụng kỹ thuật tiên tiến, thuận tiện, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Trong diện tích ấy, anh trồng 20 ha cam, 28 ha bưởi và hơn 2 ha bơ. Được chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn cây của gia đình anh phát triển tốt có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt nên tiếp cận thị trường rộng rãi và thường được ký kết tiêu thụ lâu dài. Hiện tại 20ha cam 3 năm tuổi dự kiến cho thu hoạch trung bình 250 tấn/năm, cùng với các loại cây khác như bơ, ổi tứ quý, bưởi… đang đem về cho trang trại nguồn thu hàng tỷ đồng. Thực tế canh tác tại trang trại đã cho anh một bài toán với đáp số cụ thể chi phí mỗi ha khoảng 100 triệu đồng từ đầu tư cho giống, nhân công, bạt nilon phủ gốc, phân bón hàng năm… và cho thu hoạch lâu dài.  Xác định sản xuất an toàn là hướng phát triển bền vững cho trang trại nên anh luôn đặt việc đảm bảo quy trình kỹ thuật lên hàng đầu như không sử dụng thuốc trừ sâu thuộc danh mục cấm, cách ly đúng, đủ thời gian an toàn, ưu tiên dùng phân bón hữu cơ…Trang trại của gia đình anh là đơn vị đầu tiên trong cả nước đạt chứng nhận tiêu chuẩn “Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu” (GlobalGAP) trên cây cam. Đây là tiêu chuẩn an toàn cao nhất hiện nay trên thế giới mà nhà nhập khẩu đưa ra để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này đã giúp sản phẩm của gia đình anh dễ dàng xuất khẩu ra nước ngoài và đặc biệt vào thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Với mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn GlobalGAP không chỉ giúp cây cam sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, mà còn nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường, an toàn cho người sản xuất. “Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật của GlobalGAP như trồng chuyên canh, lắp đặt hệ thống tưới phun tự động, sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục, giảm phân hóa học và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ghi chép đầy đủ nhật ký đồng ruộng và xây dựng nhà kho, bồn rửa để bảo quản sau thu hoạch”, anh Chung cho biết: Để đạt được thương hiệu GlobalGAP đòi hỏi phải có quá trình sản xuất chuyên nghiệp và bài bản, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăm sóc và nhất là cách ly an toàn. Vì nếu khi đã đăng ký thương hiệu GlobalGAP mà sản phẩm không đạt chuẩn theo quy định quốc tế, trang trại sẽ bị phạt nặng, đồng thời ảnh hưởng rất lớn tới uy tín ngành nông nghiệp nước nhà. Ngoài chi phí xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn, thì con người làm việc tại trang trại phải được trang bị kiến thức tốt và có phương pháp làm việc khoa học. Quy trình sản xuất GlobalGAP với  240 quy định khác nhau về các chỉ số an toàn, nên tất cả các khâu đều phải thực hiện một cách khoa học đúng như chỉ dẫn, loại bỏ hoàn toàn kiểu canh tác truyền thống trước đây.

           Hiện tại, toàn tỉnh có hàng trăm trang trại trồng cây ăn quả đã đăng ký chất lượng VietGAP. Tuy nhiên, để đạt được tiêu chuẩn GlobalGAP là một bước tiến vượt bậc cho thấy hướng đi đúng đắn của một nền nông nghiệp hiện đại. Đó là biết gắn an toàn giữa sản xuất và tiêu dùng, nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam ngang tầm với các nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong thời kỳ đất nước đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.

 

<

Tin mới nhất

Thông báo về việc đăng ký tham gia Dự án liên kết hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị,...(17/04/2024 5:21 CH)

3 tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân Thanh Hoá tập huấn KHKT cho 10.050 lượt hội viên(15/04/2024 11:37 SA)

Nông dân xã Phú Nhuận ở Thanh Hóa nuôi con đặc sản, bán đắt tiền, thu nhập tăng lên thấy rõ(15/04/2024 11:03 SA)

Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa quyết tâm sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống(15/04/2024 10:52 SA)

Tập huấn nghiệp vụ công tác Hội Nông dân năm 2024(19/03/2024 8:43 SA)

Triển khai Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị và nhiều nội dung quan trọng(19/03/2024 8:37 SA)

Hội nông dân các cấp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống hội viên(19/03/2024 8:25 SA)

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền...(28/02/2024 8:20 SA)