Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Chống nóng cho đàn vật nuôi để hạn chế dịch bệnh

Đăng ngày 17 - 06 - 2019
100%

Thời tiết nắng nóng, với nhiệt độ từ 38 đến 40 độ C, nếu không phòng chống nắng nóng tốt thì nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm là rất cao. Nhận thức được vấn đề này, các hộ chăn nuôi trong tỉnh đang thực hiện nhiều biện pháp để chống nóng cho đàn gia súc, gia cầm, tránh thiệt hại do thời tiết nắng nóng gây ra.

 

Khu chuồng trại của gia đình ông Lê Văn Dỡ, thôn Tam Đồng, xã Định Tân, huyện Yên Định
Khu chuồng trại của gia đình ông Lê Văn Dỡ, thôn Tam Đồng, xã Định Tân, huyện Yên Định

Khu chuồng trại của gia đình ông Lê Văn Dỡ, thôn Tam Đồng, xã Định Tân, huyện Yên Định nuôi 12 nghìn 500 con gà. Do nuôi mật độ lớn lại gặp điều kiện thời tiết nắng nóng nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn gà là rất cao.Vì vậy, ông đã quyết định đầu tư 100 triệu đồng để mua các thiết bị làm dàn mát trên mái chuồng và trong ô chuồng cho đàn gà. Việc làm mát cộng với điều kiện chăm sóc tốt nên đàn gà của gia đình ông vẫn an toàn.

gia đình ông Nguyễn Xuân Minh, phố Thành Yên, phường Quảng Thành
Khu chuồng trại của gia đình ông Nguyễn Xuân Minh, phố Thành Yên, phường Quảng Thành

Chăn nuôi gà quy mô lớn trên 20 nghìn con nên ngay khi bước vào hè, gia đình ông Nguyễn Xuân Minh, phố Thành Yên, phường Quảng Thành đã đầu tư, sửa chữa hệ thống dàn làm mát, quạt thông gió, lợp tôn xốp, bạt để cách nhiệt. Theo ông, khi sử dụng hệ thống quạt, dàn làm mát giúp chuồng nuôi giảm từ 7 đến 8 độ c so với nhiệt độ bên ngoài. Bên cạnh đó, ông còn chủ động đầu tư 3 máy phát điện để dự phòng trong trường hợp xảy ra mất điện.

Hiện nay, phần lớn các trang trại chăn nuôi lợn, gà trên địa bàn tỉnh đều chung tình trạng là chăn thả với mật độ dầy. Với điều kiện nắng nóng, nhiệt độ cao như hiện nay có thể gây ra stress nhiệt, khiến vật nuôi giảm ăn, giảm sức đề kháng và dễ mắc dịch bệnh như; tiêu chảy, viêm phổi, tụ huyết trùng, cầu trùng.

Do đó, ngoài việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các hộ nên có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp. Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm để tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Riêng đối với các trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn, cần giảm mật độ nuôi trong chuồng từ 15 đến 20% so với ngày thường. Đối với trâu bò không nên chăn thả sau 10giờ trưa và trước 2giờ chiều, đàn lợn nên tắm mát 1 đến 2 lần/ngày. Đồng thời tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời gia súc, gia cầm ốm để cách ly điều trị.

Khu chuồng trại của gia đình ông Lê Văn Dỡ, thôn Tam Đồng, xã Định Tân, huyện Yên Định
Khu chuồng trại của gia đình ông Lê Văn Dỡ, thôn Tam Đồng, xã Định Tân, huyện Yên Định

Khu chuồng trại của gia đình ông Lê Văn Dỡ, thôn Tam Đồng, xã Định Tân, huyện Yên Định nuôi 12 nghìn 500 con gà. Do nuôi mật độ lớn lại gặp điều kiện thời tiết nắng nóng nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn gà là rất cao.Vì vậy, ông đã quyết định đầu tư 100 triệu đồng để mua các thiết bị làm dàn mát trên mái chuồng và trong ô chuồng cho đàn gà. Việc làm mát cộng với điều kiện chăm sóc tốt nên đàn gà của gia đình ông vẫn an toàn.

gia đình ông Nguyễn Xuân Minh, phố Thành Yên, phường Quảng Thành
Khu chuồng trại của gia đình ông Nguyễn Xuân Minh, phố Thành Yên, phường Quảng Thành

Chăn nuôi gà quy mô lớn trên 20 nghìn con nên ngay khi bước vào hè, gia đình ông Nguyễn Xuân Minh, phố Thành Yên, phường Quảng Thành đã đầu tư, sửa chữa hệ thống dàn làm mát, quạt thông gió, lợp tôn xốp, bạt để cách nhiệt. Theo ông, khi sử dụng hệ thống quạt, dàn làm mát giúp chuồng nuôi giảm từ 7 đến 8 độ c so với nhiệt độ bên ngoài. Bên cạnh đó, ông còn chủ động đầu tư 3 máy phát điện để dự phòng trong trường hợp xảy ra mất điện.

Hiện nay, phần lớn các trang trại chăn nuôi lợn, gà trên địa bàn tỉnh đều chung tình trạng là chăn thả với mật độ dầy. Với điều kiện nắng nóng, nhiệt độ cao như hiện nay có thể gây ra stress nhiệt, khiến vật nuôi giảm ăn, giảm sức đề kháng và dễ mắc dịch bệnh như; tiêu chảy, viêm phổi, tụ huyết trùng, cầu trùng.

Do đó, ngoài việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các hộ nên có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp. Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm để tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Riêng đối với các trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn, cần giảm mật độ nuôi trong chuồng từ 15 đến 20% so với ngày thường. Đối với trâu bò không nên chăn thả sau 10giờ trưa và trước 2giờ chiều, đàn lợn nên tắm mát 1 đến 2 lần/ngày. Đồng thời tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời gia súc, gia cầm ốm để cách ly điều trị.

<

Tin mới nhất

Phương pháp canh tác lúa thân thiện môi trường và kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI(06/09/2022 9:57 SA)

Chủ động phòng, trừ bệnh đạo ôn hại lúa đông xuân(09/03/2022 10:55 SA)

Khẩn trương chỉ đạo, tổ chức tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2022(18/02/2022 10:19 SA)

Chủ tịch Hội NDVN Lương Quốc Đoàn: Mỗi nông dân là một thương nhân ứng dụng công nghệ số(06/01/2022 1:55 CH)

Triển khai phương án sản xuất vụ đông xuân 2021-2022(19/11/2021 11:00 SA)

Triển vọng từ mô hình trồng cây khoai môn chỉ tím(04/08/2021 9:16 SA)

Tập trung các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi(29/06/2021 3:08 CH)

Phun thuốc bằng máy bay không người lái, tưới cây theo chỉ dẫn ông trời(18/06/2021 4:55 CH)