Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Làm giàu từ cây sen, cây sắn

Đăng ngày 26 - 06 - 2019
100%

Từ những diện tích canh tác kém hiệu quả trước đây, đã được những người nông dân mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm đứng ra liên kết, tổ chức lại sản xuất với cách thức hiệu quả hơn. Họ đã thổi vào đó một luồng gió mới với cách làm ăn sáng tạo, không chỉ đem lại thu nhập cao cho gia đình và tạo việc làm cho người dân góp đất mà còn mở ra một hướng đi phù hợp trong việc chuyển đổi cơ câu cây trồng của địa phương.

         Xã Xuân Phong, huyện Thọ Xuân với rất nhiều diện tích đồng trũng, nhấp nhô, cấy lúa 2 vụ không ăn chắc, làm màu thì thường bị thiếu nước tưới về mùa hạn và ngập úng vào mùa mưa, vì vậy bà con coi đây là vùng đất phụ thu. Những bất lợi đó của tự nhiên vô tình lại là cánh cửa mở ra một hướng làm ăn mới cho anh Hà Anh Sơn, thôn 1, xã Xuân Phong, huyện Thọ Xuân. Có thời gian buôn bán hàng nông sản khắp nơi, nên anh Sơn đã chứng kiến nhiều địa phương khác đã tận dụng những vùng đất khó sản xuất như quê anh để phát triển kinh tế, không những vậy, họ còn ăn nên, làm ra. Một tình cờ nữa là khi nghe thông tin về cây Sen Nhật rất phù hợp để phát triển ở vùng đất trũng, anh đã mạnh dạn thuê lại và đầu tư trồng cây Sen Nhật. Bước đầu, để không mất nhiều vốn đầu tư dàn trải, anh tham khảo và tiến hành cải tạo lại toàn bộ diện tích thuê được trên 13ha để trồng sen. Toàn bộ diện tích khu đất anh thuê, thường hay ngập úng và có độ chua, phèn nên trước đây cây lúa không đem lại năng suất. Vì vậy, ngay khi bắt tay vào quy hoạch trồng Sen Nhật, anh đã liên kết chặt chẽ với Công ty phân bón Thần Nông Thanh Hóa để được hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra, phân tích chất đất một cách khoa học. Nhờ vậy, nguồn phân bón anh sử dụng để là loại phân đa vi lượng 16.16.8+TE và 13.13.13+TE do Công ty Thần Nông Thanh Hóa sản xuất với công nghệ hơi nước tiên tiến rất phù hợp cho cây Sen Nhật, nhất là những khu vực cần cải tạo đất. Chính vì vậy mà ngay vụ đầy tiên, sau khi trồng 3 tháng sen đã cho thu hoạch đúng như dự kiến. Theo anh Sơn, trồng cây Sen Nhật vốn đầu tư cho 01 ha hết 36 triệu đồng tiền giống, trồng 1 lần và thu hoạch nhiều năm, công chăm bón ít. Ban đầu, nếu là đất khô, cấy lúa thì be bờ, diệt cỏ, cày ải và lấy nước vào ngâm cho vữa ra thành bùn là cấy sen. Nếu là khu đất nhiều thửa, với các thân ruộng không đều nhau thì trước tiên phải san, ủi bằng phẳng cho hết độ dốc khi trồng Sen Nhật dễ điều hòa mực nước khoảng 0,8 đến 1m. Theo thực tế qua 4 năm trồng cây Sen Nhật, anh Sơn đã đưa ra một bài toán cụ thể: Mỗi ha Sen Nhật chỉ tốn 5 triệu đồng tiền công chăm sóc, 3 triệu đồng tiền phân bón/năm, sau khi đã trừ chi phí thu lời 40 triệu đồng/năm. Hiện tại anh Sơn và các cộng sự đang tìm hiểu và lên kế hoạch tiếp theo về chế biến các sản phẩm như chè lá sen, rượu sen, sen ướp, mật ong sen... Ngoài ra, loài Sen Nhật ít gai, gai không sắc nhọn như cây sen truyền thống nên có thể thả cá, đặc biệt, lá Sen Nhật già mục là thức ăn ưa thích của các loại cá. Để tận dụng khoảng trống của đường đi quanh các hồ sen trong trang trại, anh trống gần 1.000 cây dừa xiêm vừa có tác dụng giữ đất không sạt lở, vừa cho nguồn thu lâu dài. Hiện nay, tại các xã trên huyện Thọ Xuân có trên 60ha và các địa phương khác với tổng diện tích trên 100ha trồng Sen Nhật, đang được anh Sơn đứng ra hợp đồng cung cấp chậm trả phân bón Thần Nông Thanh Hóa và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Cán bộ kỹ thuật của Công ty Thần Nông Thanh Hóa đang hướng dân cách bón phân chăm sóc cấy Sen Nhật

        Một điển hình nữa trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng phương thức quản lý, liên kết mới trong sản xuất đang đem lại hiệu quả cao đó là gia đình anhTrịnh Duy Nở, thôn 12, xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân. Toàn bộ diện tích 200ha đất đồi trước đây bà con trồng mía đường không đem lại hiệu quả kinh tế đã được anh Nở đứng ra tổ chức sản xuất theo dạng cung ứng vật tư và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Nơi đây, vốn là vừng đất đồi nếu trồng các loại rau màu thường xuyên phải chăm sóc, tưới nước là điều không thể, bởi vậy nên đây là vùng chuyên canh cây mía đường nguyên liệu. Tuy nhiên, những năm gần đây, cây mía đường giảm giá, người nông dân trồng mía thường xuyên bị lỗ. Thực tế đó đẩy bà con vào thế khó ở chỗ là lấy cây trồng gì để thay thế cây mía trên vùng đất khô cằn này??? Từ nắm bắt thực tế, anh Nở đã mạnh dạn đứng ra ký hợp đồng với nhà máy chế biến sắn Phúc Thịnh đóng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc để bán sắn nguyên liệu. Với cách làm mới, anh Nở đã cung cấp cho người dân ở đây toàn bộ giống sắn theo tiêu chuẩn của nhà máy, bên cạnh đó là cung ứng chậm trả phân bón chất lượng cao do Công ty Thần Nông Thanh Hóa sản xuất, với sản phẩm NPK 6.4.8+TE chuyên dùng cho cây sắn đã khẳng định hiệu quả năng suất, cuối vụ, khi thu hoạch sắn, anh sẽ đứng ra bao tiêu và trừ đi các khoản đầu tư, phần lãi được trả trực tiếp cho nông dân có đất. Như vậy, ngoài không phải lo lắng về vốn đầu tư, đầu ra cho củ sắn nguyên liệu mà bà con ở đây còn tự chủ được trong thời gian chăm sóc, tận dụng nguồn lao động tại chỗ. Hiện tại có khoảng trên 220 gia đình đang liên kết với anh Nở theo hình thức này, tạo việc làm cho 450 lao động. So với trồng mía trước đây, chăm sóc cây sắn nhẹ nhàng hơn, mỗi vụ sắn cho lời khoảng gần 50 triệu đồng/ha.

Thu hoạch sen

         Một bài học được rút ra từ thành công của 2 mô hình là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, điều quan trọng quyết định đến thu nhập của người nông dân đó là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng nguồn phân bón chất lượng. Vấn đề này vừa đem lại lợi ích trước mắt là tăng thu nhập của người nông dân và lợi ích lâu dài đó là hạn chế việc sử dụng phân bón kém chất lượng, để lại tồn dư trong đất ảnh hưởng đến sản xuất lâu dài sau này.

<

Tin mới nhất

Phát triển các mô hình nuôi con đặc sản giúp người dân ở Như Thanh thoát nghèo(19/03/2024 8:30 SA)

Lan tỏa phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi(01/02/2024 9:38 SA)

Tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế cho hội viên nông dân xã Yên Phong, huyện Yên Định(15/11/2023 1:48 CH)

Phát triển kinh tế nhờ... công nghệ(13/11/2023 9:38 SA)

Hội viên nông dân xã Định Long, huyện Yên Định được được tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi, trùn quế(11/11/2023 11:10 SA)

Tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế cho hội viên nông dân Thị trấn Tân Phong, huyện...(27/10/2023 5:24 CH)

Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi(18/09/2023 9:01 SA)

Làm giàu từ nuôi gà đẻ trứng(18/08/2023 3:47 CH)