Thanh Hoá: 100% gia cầm thuộc diện bắt buộc phải tiêm phòng vác xin.

(Thanh Hoa Portal) - Ngày 20/12/2007, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 34/KH-UBND về việc tiêm phòng vác xin cúm gia cầm năm 2008. Theo đó, bắt buộc 100% gia cầm trong diện tiêm phòng phải tiêm vác xin phòng dịch, nhằm chủ động phòng, chống dịch, bảo vệ đàn gia cầm đối với bệnh cúm.

Thời gian tiêm phòng: Đợt I/2008, tiêm đồng loạt trên địa bàn toàn tỉnh từ ngày 01/4/2008 đến 1/5/2008. Đợt II/2008, từ ngày 01/9/2008 đến 31/10/2008. Cùng với tiêm 2 đợt chính, thực hiện tiêm bổ sung liên tục trong năm cho gia cầm mới phát sinh đến tuổi tiêm phòng và gia cầm ch­ưa đư­ợc tiêm phòng trong các đợt tiêm chính.
Đối với gà, đợt I/2008 tiêm 01 mũi vác xin H5N1 và sau đó cứ 4 tháng tiêm nhắc lại (riêng gà nuôi thịt dự kiến giết mổ để tiêu thụ trong vòng 15 ngày thì không tiêm và phải nuôi nhốt, đồng thời áp dụng các biện pháp an toàn sinh học). Đối với vịt: Vịt đã đư­ợc tiêm vác xin cúm đợt II/2007, đợt I/2008 tiêm 1 mũi vác xin và sau 4 tháng tiêm nhắc lại; đối với vịt ch­ưa được tiêm phòng, đợt I/2008 tiêm 2 mũi, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 28 ngày và sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại. Đối với ngan, tiêm 2 mũi vác xin, mũi 1 cách mũi 2 là 21 ngày. Thời gian tiêm sớm nhất đối với gà và vịt sau 14 ngày tuổi, với ngan là sau 21 ngày tuổi. Hàng tháng phải tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh.
- Sở Nông nghiệp và PTNTlà cơ quan thư­ờng trực Ban chỉ đạo tiêm phòng dịch cúm gia cầm của tỉnh, có trách nhiệm triển khai kế hoach tiêm phòng trên địa bàn toàn tỉnh và chỉ đạo Chi cục Thú y thực hiện tốt các nội dung như: Bố trí ng­ười, phư­ơng tiện, vật tư­, dụng cụ, vác xin, hoá chất, kinh phí; cử lực lư­ợng chuyên môn theo dõi, giám sát quá trình tiêm phòng, đảm bảo tiêm đạt tỷ lệ cao nhất và đúng quy trình kỹ thuật; xây dựng các biểu mẫu ghi chép theo dõi gia cầm tiêm phòng; triển khai tập huấn bổ sung cho lực l­ượng tham gia tiêm phòng ở các huyện, thị xã, thành phố; tiếp nhận và phân phối vác xin, vật t­ư tiêm phòng cho cơ sở theo qui định...
- UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào kế hoạch của tỉnh, xây dựng kế hoạch tiêm phòng của địa phư­ơng; điều tra, thống kê, nắm chắc số lư­ợng tình hình đàn gia cầm ở địa phương; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị theo quy định và huy động đủ lực l­ượng tham gia công tác tiêm phòng đúng tiến độ, đúng quy trình kỹ thuật và chịu trách nhiệm chính về kết quả tiêm phòng ở địa ph­ương.
- UBND các xã, phư­ờng, thị trấn củng cố lại Ban chỉ đạo tiêm phòng; tổ chức các đội tiêm phòng; thực hiện công tác tiêm phòng trên địa bàn theo kế hoạch; thống kê đàn gia cầm của địa ph­ương đầy đủ, chính xác, kịp thời; lập kế hoạch tiêm phòng hàng ngày và cả đợt, thông báo trư­ớc cho ngư­ời chăn nuôi kế hoạch tiêm phòng để hộ chăn nuôi chủ động nhốt gia cầm và tham gia bắt giữ gia cầm phục vụ tiêm phòng; các đội tiêm phòng phụ trách địa bàn phải trực tiếp tiêm, không giao vác xin cho chủ trại để tự tiêm phòng, trừ những cơ sở giống gia cầm, các trang trại chăn nuôi gia cầm có nhân viên thú y đã tham gia các lớp tập huấn tiêm phòng./.