Chăm lợn bằng thảo dược, 1 năm mới được 1 lứa nhưng không lo rớt giá

Đó là mô hình chăn nuôi lợn của hộ gia đình ông Hà Trọng Tuấn, ở thôn Văn Bút, xã Trác Văn huyện Duy Tiên, Hà Nam. Thức ăn của lợn được ông Tuấn tự chế bằng cám ngô, cám gạo, đỗ tương, phở vụn...trộn với các loại thảo dược như: hổ phục linh, lá kim ngân, bồ công anh, cộng thêm muốn, rong biển...

 

 
 

Ông Hà Trọng Tuấn cho biết, ông bắt đầu nuôi lợn bằng phương pháp này từ giữa năm 2015, xuất phát từ nhu cầu được thưởng thức sản phẩm thịt lợn sạch, chất lượng thịt ngon của người dân, nhất là những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả.
 

"Là người đầu tiên ở địa phương chăn nuôi theo hình thức này nên tôi phải lặn lội tìm đến những trang trại đang chăn nuôi lợn hữu cơ ở các tỉnh để học hỏi kinh nghiệm, bí quyết và cách chăm sóc. Từ đó, vừa chăn nuôi, vừa mày mò nghiên cứu tài liệu, sách báo, mạng internet và đưa thêm thảo dược vào khâu chế biến thức ăn cho đàn lợn". Ông Tuấn chia sẻ.
 

Theo ông Tuấn, sự khác biệt của mô hình này với chăn nuôi lợn thông thường, chỉ ở khâu thức ăn. Các hộ nuôi lợn hiện nay, do chủ yếu dùng cám công nghiệp, thức ăn tăng trọng, tuy lợn lớn nhanh, nhưng chất lượng thịt không ngon, không hấp dẫn người tiêu dùng.
 

Còn lợn nuôi ở trang trại gia đình ông Tuấn, thức ăn được làm từ các sản phẩm do ông chủ động được hoặc tự tay mua về để chế biến như: cám ngô, cám gạo, đỗ tương, phở vụn,… trộn với giun quế, các loại thảo dược như: hổ phục linh, lá kim ngân, bồ công anh, cộng thêm muối, rong biển… theo một tỉ lệ nhất định làm thức ăn chăn nuôi. 
 

Nhờ loại kháng sinh tự nhiên có trong các loại thảo dược này mà lợn của trang trại ông Tuấn nuôi đã kháng được những bệnh thường gặp trong chăn nuôi, ít phải sử dụng các loại kháng sinh, sản phẩm thịt lợn thơm ngon hơn, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.
 

Được biết, hiện nay trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Tuấn đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thuỷ sản (Sở NN&PTNT) cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
 

"Tuy nhiên, chăn nuôi như này lợn lớn chậm lắm. Từ khi nuôi đến lúc xuất bán phải mất gần 1 năm' cũng chỉ được mấy chục cân thôi. Nhưng được cái giá bán cao hơn". Ông Tuấn chia sẻ.
 

Để bảo vệ thương hiệu chăn nuôi của gia đình, hiện ông Tuấn đảm nhận cả khâu giết mổ, sau đó giao sản phẩm đến nơi đặt hàng hoặc người tiêu dùng. "Tôi dự định sẽ đăng kí mã vạch, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lợn sạch của mình, tránh tình trạng các loại sản phẩm khác trà trộn, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và người chăn nuôi, giúp trang trại phát triển bền vững". Ông Tuấn nói.

 
 
 

Ông Hà Trọng Tuấn cho biết, ông bắt đầu nuôi lợn bằng phương pháp này từ giữa năm 2015, xuất phát từ nhu cầu được thưởng thức sản phẩm thịt lợn sạch, chất lượng thịt ngon của người dân, nhất là những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả.
 

"Là người đầu tiên ở địa phương chăn nuôi theo hình thức này nên tôi phải lặn lội tìm đến những trang trại đang chăn nuôi lợn hữu cơ ở các tỉnh để học hỏi kinh nghiệm, bí quyết và cách chăm sóc. Từ đó, vừa chăn nuôi, vừa mày mò nghiên cứu tài liệu, sách báo, mạng internet và đưa thêm thảo dược vào khâu chế biến thức ăn cho đàn lợn". Ông Tuấn chia sẻ.
 

Theo ông Tuấn, sự khác biệt của mô hình này với chăn nuôi lợn thông thường, chỉ ở khâu thức ăn. Các hộ nuôi lợn hiện nay, do chủ yếu dùng cám công nghiệp, thức ăn tăng trọng, tuy lợn lớn nhanh, nhưng chất lượng thịt không ngon, không hấp dẫn người tiêu dùng.
 

Còn lợn nuôi ở trang trại gia đình ông Tuấn, thức ăn được làm từ các sản phẩm do ông chủ động được hoặc tự tay mua về để chế biến như: cám ngô, cám gạo, đỗ tương, phở vụn,… trộn với giun quế, các loại thảo dược như: hổ phục linh, lá kim ngân, bồ công anh, cộng thêm muối, rong biển… theo một tỉ lệ nhất định làm thức ăn chăn nuôi. 
 

Nhờ loại kháng sinh tự nhiên có trong các loại thảo dược này mà lợn của trang trại ông Tuấn nuôi đã kháng được những bệnh thường gặp trong chăn nuôi, ít phải sử dụng các loại kháng sinh, sản phẩm thịt lợn thơm ngon hơn, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.
 

Được biết, hiện nay trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Tuấn đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thuỷ sản (Sở NN&PTNT) cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
 

"Tuy nhiên, chăn nuôi như này lợn lớn chậm lắm. Từ khi nuôi đến lúc xuất bán phải mất gần 1 năm' cũng chỉ được mấy chục cân thôi. Nhưng được cái giá bán cao hơn". Ông Tuấn chia sẻ.
 

Để bảo vệ thương hiệu chăn nuôi của gia đình, hiện ông Tuấn đảm nhận cả khâu giết mổ, sau đó giao sản phẩm đến nơi đặt hàng hoặc người tiêu dùng. "Tôi dự định sẽ đăng kí mã vạch, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lợn sạch của mình, tránh tình trạng các loại sản phẩm khác trà trộn, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và người chăn nuôi, giúp trang trại phát triển bền vững". Ông Tuấn nói.

 

Nguồn Dân việt