Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Mô hình nuôi dê ngoại sinh sản ở xã Nga Phú

Đăng ngày 08 - 03 - 2018
100%

Với những dãy núi đá, từ bao đời nay, người dân xã Nga Phú (Nga Sơn) đã phát triển nghề nuôi dê để góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Hơn một năm qua, niềm vui của người nuôi dê ở Nga Phú còn được nhân lên gấp bội khi Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi Thanh Hóa (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã hỗ trợ 80 con dê Boer cho 10 hộ gia đình của xã nuôi để nhân đàn.

 

Đàn dê Boer tại xã Nga Phú (Nga Sơn) đã sinh những chú dê con đầu tiên.
 
 
Theo đó, mỗi gia đình thực hiện dự án được hỗ trợ 7 con dê đực, một con dê cái giống nhập ngoại này với mong muốn cải thiện tầm vóc đàn dê địa phương đã cỗi giống, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế. Đây là giống dê siêu thịt, có nguồn gốc từ Nam Phi, được phát triển mạnh thành những trang trại lớn ở Hoa Kỳ, các nước châu Á, châu Mỹ. Tại Việt Nam, dê Boer cũng đã được du nhập và nuôi ở nhiều địa phương bởi chúng có rất nhiều ưu điểm so với các loài dê trong nước. Đặc điểm nổi bật của dê Boer là lớn nhanh, cho sản lượng thịt nhiều, chất lượng thịt tốt, thớ thịt dày, cholesteron thấp, hàm lượng protein cao, thịt mềm, thơm... Về lý thuyết, một con dê Boer trưởng thành có thể đạt trọng lượng tới 1 tạ, thậm chí 1,1 tạ, tương đương từ 40 đến 45 kg thịt thành phẩm. Đây cũng là giống dê ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao, sinh sản nhanh nên dễ nhân đàn.


Sau hơn một năm du nhập về vùng núi đá Nga Phú, đàn dê ngoại này đã dần thích nghi và lớn nhanh. Đến thời điểm hiện tại, hàng chục dê mẹ đã bắt đầu sinh sản, mang lại kỳ vọng tạo bước đột phá để làm giàu cho quê hương. Sau khi các hộ được hỗ trợ giống dê siêu thịt này, UBND xã Nga Phú cũng đã mở các lớp tập huấn nuôi dê sinh sản cho các hộ. Đến nay, đàn dê phát triển tốt, nhiều dê mẹ đã và đang sinh sản trên miền đất mới, chứng tỏ loài này đã thích nghi với điều kiện nuôi, thổ nhưỡng tại Nga Phú cũng như vùng nuôi dê nổi tiếng Nga Sơn.


Được biết, số lượng dê dự án hỗ trợ ban đầu được phân bổ nuôi ở các thôn Văn Đức, Chính Nghĩa, Phong Phú, Nhân Sơn. Thực tế đã minh chứng, nuôi giống dê ngoại mới này hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều nuôi dê truyền thống. Theo hạch toán của những hộ nuôi dê ngoại này, trọng lượng của giống dê truyền thống ở địa phương chỉ đạt khoảng 30 kg là lớn nhất, nhưng dê Boer trưởng thành có trọng lượng gấp 3 lần. Trong quá trình nuôi, người dân địa phương còn năng động triển khai phương pháp nuôi phù hợp với điều kiện thực tiễn khi không nuôi nhốt trang trại như lý thuyết dự án triển khai mà áp dụng phương pháp bán thả rông gần như nuôi dê bản địa. Điều này còn mang lại lợi ích kép bởi được thả rông, dê kháng bệnh tốt hơn, thịt dê chắc và dai hơn, đồng thời giảm được chi phí so với đầu tư nuôi nhốt.


Theo giới thiệu của cán bộ xã, chúng tôi tìm về gia đình anh Đinh Văn Dũng, ở thôn Văn Đức để tìm hiểu sự phát triển của đàn dê ngoại. Cả 8 con dê được hỗ trợ nay đã trưởng thành. Những chú dê con mới sinh có chân to, thân hình mập mạp gần bằng những con bê lai. Anh Dũng chặt một cành cây, đàn dê thi nhau chạy theo đòi ăn cho thấy sự khỏe mạnh và khả năng thích nghi của những con dê có nguồn gốc tận bên kia bán cầu. Chia sẻ về giống dê ngoại, anh Dũng cho biết: Ban đầu, mất một vài tháng dê chậm lớn do “lạ nước” và chưa thích nghi với điều kiện khí hậu. Nhưng sau đó dê lớn rất nhanh, phát triển tốt qua cả mùa đông giá lạnh và những ngày hè nóng nực. Tôi thấy đây là giống vật nuôi có nhiều ưu điểm, cần nhân rộng để bà con phát triển kinh tế.


Cách gia đình anh Đinh Văn Dũng không xa, dãy núi Mai An Tiêm sừng sững bao đời đã và đang trở thành nơi phát triển đàn dê lý tưởng. Nơi đây, luôn xuất hiện hình ảnh những đàn dê ẩn hiện thấp thoáng trong tán cây và những tiếng kêu be be vọng ra từ vách núi. Cùng với bầy dê bản địa, những con dê giống ngoại cũng dần thích nghi quanh các dãy núi Đầu Trâu, Trôn Giường, Đầu Lợn... của xã. Đó cũng là tín hiệu vui, là kỳ vọng mới về nâng cao hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, đưa giống cây - con mới hiệu quả vào sản xuất mà xã Nga Phú đang nỗ lực thực hiện.

Đàn dê Boer tại xã Nga Phú (Nga Sơn) đã sinh những chú dê con đầu tiên.
(THO) - Với những dãy núi đá, từ bao đời nay, người dân xã Nga Phú (Nga Sơn) đã phát triển nghề nuôi dê để góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Hơn một năm qua, niềm vui của người nuôi dê ở Nga Phú còn được nhân lên gấp bội khi Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi Thanh Hóa (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã hỗ trợ 80 con dê Boer cho 10 hộ gia đình của xã nuôi để nhân đàn.
 
Theo đó, mỗi gia đình thực hiện dự án được hỗ trợ 7 con dê đực, một con dê cái giống nhập ngoại này với mong muốn cải thiện tầm vóc đàn dê địa phương đã cỗi giống, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế. Đây là giống dê siêu thịt, có nguồn gốc từ Nam Phi, được phát triển mạnh thành những trang trại lớn ở Hoa Kỳ, các nước châu Á, châu Mỹ. Tại Việt Nam, dê Boer cũng đã được du nhập và nuôi ở nhiều địa phương bởi chúng có rất nhiều ưu điểm so với các loài dê trong nước. Đặc điểm nổi bật của dê Boer là lớn nhanh, cho sản lượng thịt nhiều, chất lượng thịt tốt, thớ thịt dày, cholesteron thấp, hàm lượng protein cao, thịt mềm, thơm... Về lý thuyết, một con dê Boer trưởng thành có thể đạt trọng lượng tới 1 tạ, thậm chí 1,1 tạ, tương đương từ 40 đến 45 kg thịt thành phẩm. Đây cũng là giống dê ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao, sinh sản nhanh nên dễ nhân đàn.


Sau hơn một năm du nhập về vùng núi đá Nga Phú, đàn dê ngoại này đã dần thích nghi và lớn nhanh. Đến thời điểm hiện tại, hàng chục dê mẹ đã bắt đầu sinh sản, mang lại kỳ vọng tạo bước đột phá để làm giàu cho quê hương. Sau khi các hộ được hỗ trợ giống dê siêu thịt này, UBND xã Nga Phú cũng đã mở các lớp tập huấn nuôi dê sinh sản cho các hộ. Đến nay, đàn dê phát triển tốt, nhiều dê mẹ đã và đang sinh sản trên miền đất mới, chứng tỏ loài này đã thích nghi với điều kiện nuôi, thổ nhưỡng tại Nga Phú cũng như vùng nuôi dê nổi tiếng Nga Sơn.


Được biết, số lượng dê dự án hỗ trợ ban đầu được phân bổ nuôi ở các thôn Văn Đức, Chính Nghĩa, Phong Phú, Nhân Sơn. Thực tế đã minh chứng, nuôi giống dê ngoại mới này hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều nuôi dê truyền thống. Theo hạch toán của những hộ nuôi dê ngoại này, trọng lượng của giống dê truyền thống ở địa phương chỉ đạt khoảng 30 kg là lớn nhất, nhưng dê Boer trưởng thành có trọng lượng gấp 3 lần. Trong quá trình nuôi, người dân địa phương còn năng động triển khai phương pháp nuôi phù hợp với điều kiện thực tiễn khi không nuôi nhốt trang trại như lý thuyết dự án triển khai mà áp dụng phương pháp bán thả rông gần như nuôi dê bản địa. Điều này còn mang lại lợi ích kép bởi được thả rông, dê kháng bệnh tốt hơn, thịt dê chắc và dai hơn, đồng thời giảm được chi phí so với đầu tư nuôi nhốt.


Theo giới thiệu của cán bộ xã, chúng tôi tìm về gia đình anh Đinh Văn Dũng, ở thôn Văn Đức để tìm hiểu sự phát triển của đàn dê ngoại. Cả 8 con dê được hỗ trợ nay đã trưởng thành. Những chú dê con mới sinh có chân to, thân hình mập mạp gần bằng những con bê lai. Anh Dũng chặt một cành cây, đàn dê thi nhau chạy theo đòi ăn cho thấy sự khỏe mạnh và khả năng thích nghi của những con dê có nguồn gốc tận bên kia bán cầu. Chia sẻ về giống dê ngoại, anh Dũng cho biết: Ban đầu, mất một vài tháng dê chậm lớn do “lạ nước” và chưa thích nghi với điều kiện khí hậu. Nhưng sau đó dê lớn rất nhanh, phát triển tốt qua cả mùa đông giá lạnh và những ngày hè nóng nực. Tôi thấy đây là giống vật nuôi có nhiều ưu điểm, cần nhân rộng để bà con phát triển kinh tế.


Cách gia đình anh Đinh Văn Dũng không xa, dãy núi Mai An Tiêm sừng sững bao đời đã và đang trở thành nơi phát triển đàn dê lý tưởng. Nơi đây, luôn xuất hiện hình ảnh những đàn dê ẩn hiện thấp thoáng trong tán cây và những tiếng kêu be be vọng ra từ vách núi. Cùng với bầy dê bản địa, những con dê giống ngoại cũng dần thích nghi quanh các dãy núi Đầu Trâu, Trôn Giường, Đầu Lợn... của xã. Đó cũng là tín hiệu vui, là kỳ vọng mới về nâng cao hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, đưa giống cây - con mới hiệu quả vào sản xuất mà xã Nga Phú đang nỗ lực thực hiện.

<

Tin mới nhất

Hội nghị truyền thông Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam" tại...(15/04/2024 11:35 SA)

Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cùng hội viên xử lý rác thải theo hướng thân thiện với môi trường(15/04/2024 11:08 SA)

Phát triển các mô hình nuôi con đặc sản giúp người dân ở Như Thanh thoát nghèo(19/03/2024 8:30 SA)

Lan tỏa phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi(01/02/2024 9:38 SA)

Tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế cho hội viên nông dân xã Yên Phong, huyện Yên Định(15/11/2023 1:48 CH)

Phát triển kinh tế nhờ... công nghệ(13/11/2023 9:38 SA)

Hội viên nông dân xã Định Long, huyện Yên Định được được tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi, trùn quế(11/11/2023 11:10 SA)

Tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế cho hội viên nông dân Thị trấn Tân Phong, huyện...(27/10/2023 5:24 CH)