Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Làm giàu từ con nuôi đặc sản

Đăng ngày 23 - 04 - 2020
100%

Từng thất bại do chăn nuôi gặp dịch bệnh đã khiến gia đình anh Nguyễn Trung Hướng, thôn Đông Mỹ 2, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa nhiều phen lao đao. Tuy nhiên, qua những lần đầu tư không thành công đó đã đem lại cho anh nhiều bài học quý. Bằng kinh nghiệm và kiến thức học hỏi được, anh Hướng đã mạnh dạn chuyển đổi để nuôi các con đặc sản như thỏ, ba ba, dê... Từ cách chăn nuôi kết hợp này, mỗi năm đem về cho gia đình anh thu nhập được hàng trăm triệu đồng.

Ba ba được gia đình anh Hướng chuẩn bị xuất bán.

Trước đây, cuộc sống của gia đình anh cũng như nhiều hộ dân ở địa phương rất khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào độc canh cây lúa. Mọi chi tiêu trong gia đình đều trông vào mấy sào ruộng và chăn nuôi lợn, gà nhỏ lẻ. Năm 2003, gia đình anh vay 100 triệu thông qua tín chấp của Hội Nông dân (HND) xã để đầu tư vào trang trại chăn nuôi tổng hợp gồm cá và các loại gia cầm. Ban  đầu làm kinh tế trang trại, do thiếu kinh nghiệm nên vợ chồng anh Hướng gặp không ít khó khăn. Khi giá cả thị trường tốt thì thiếu vốn đầu tư, khi giá cao thì gặp dịch bệnh, những lần như vậy đã khiến anh nản chỉ muốn bỏ luôn. Sau khi đã tham khảo kỹ lưỡng và nghiên cứu học hỏi kỹ thuật chắc chắn, gia đình anh đã quyết định đầu tư kết hợp trên một diện tích đất. Các loại con nuôi như thỏ, dê, ba ba là những con nuôi được gia đình anh đầu tư. Sở dĩ chọn những loại này vì tính hoang dã của các loài vật này kháng bệnh tốt, giá cả thị trường cao và dễ bán. Để có kiến thức thực tế, khi mua giống loại nào là anh bám trụ ở đó để học hỏi kinh nghiệm và sau này thường xuyên trao đổi qua lại. Giờ đây khi đang làm ăn hiệu quả qua việc đầu tư nuôi 60 con thỏ giống, trên 300 con ba ba, 1.200 con vịt, 300 con gà, 50 con lợn và 50 con dê mỗi năm trừ hết chi phí gia đình anh có lãi trên 100 triệu đồng. Anh Hướng cho biết: Muốn chăn nuôi thành công trước hết là tạo môi trường sống cho đàn vật nuôi sạch sẽ, thông thoáng và thức ăn phù hợp, đảm bảo. Mỗi loại con nuôi đều được anh chăm sóc theo đặc tính riêng của từng loại. Với con thỏ, vệ sinh chuồng trại và nguồn thức ăn để thỏ không mắc bệnh ngoài da, đường ruột; đối với gà, vịt, lợn thì tiêm phòng dịch theo định kỳ, loại thương phẩm có chế độ chăm sóc khác loại sinh sản…Kinh nghiệm và thực tế đã giúp trang trại của gia đình anh Hướng làm ăn có lãi. Anh tiếp tục chia sẻ: Khác với trước đây mọi thứ anh đều mua, thì nay anh chủ động sản xuất con giống. Đối với đàn thỏ, có lẽ đây là con vật anh đang nuôi có tốc độ quay vòng nhanh nhất, vì từ khi con giống đến lúc xuất chuồng chỉ 3 tháng. Nguồn thỏ thịt của gia đình thường không đủ phục vụ cho người dân địa phương vì chất lượng thịt thơm ngon. Từ ngày anh nuôi thỏ thương phẩm chưa hề bị bệnh và không dùng kháng sinh là yếu tố chính để thịt thỏ thơm ngon. Anh dùng các loại lá cây thuốc nam có hàm lượng kháng sinh tự nhiên cao cho thỏ ăn kèm để thỏ thích nghi và kháng bệnh. Về con ba ba cũng được anh học cách sản xuất giống bằng việc cho đẻ và ấp trứng…Việc nuôi ba ba anh cho biết: Con giống khỏe mạnh được chăm sóc tốt sẽ đem lại nguồn thu lớn, tuy nhiên kiến thức về loài vật nuôi này nhiều người chăn nuôi còn chưa nắm được. Riêng với gia đình anh thì ngoài việc thiết kế chuồng trại, mực nước, mật độ con nuôi thì điều quan trọng là nguồn thức ăn và môi trường nước để con nuôi phát triển đều, tốt, không lãng phí và hạn chế mần bệnh. Thay vì cho ăn không kiểm soát thì anh Hướng cho ba ba ăn nổi trên những tấm liếp để thức ăn thừa không tồn tại trong nước. Mỗi ngày anh đều quan sát kỹ khi cho ba ba ăn. Nếu thấy lượng thức ăn thiếu, ngày hôm sau anh bổ sung, nếu chúng ăn không hết anh dọn sạch và giảm bớt vào ngày hôm sau. Yếu tốt này giúp thức ăn thừa không gây ô nhiễm nguồn nước, giảm công lao động và hạn chế thay nước. Đây là loại vật nuôi phàm ăn, chúng ăn các loại động vật nhỏ hơn sống trong nước, tuy nhiên khi nuôi anh thường sử dụng cá nhỏ, ốc, giun và mỗi ngày con ba ba ăn từ 10 đến 15% trọng lượng cơ thể… Nói tới đây, ta thấy được anh Hướng đang nắm rất chắc sự sinh trưởng và phát triển, môi trường sống của từng con vật nuôi. Anh cho rằng, những kiến thức này là vốn quý nhất của mình và cũng là yếu tố quyết định đến những thành công của gia đình anh. Với phương châm đầu tư lấy ngắn nuôi dài, vì vậy anh không mạo hiểm đầu tư ồ ạt mà vừa làm, vừa rút kinh nghiệm và cũng có quá trình tích lũy vốn để đầu tư tiếp theo. Nguồn vốn quan trọng nhất là anh nhận ra một điều mọi kiến thức đều từ thực tế, nên anh học, đọc được chút tài liệu nào đều áp dụng ngay và lấy đó làm bài học của riêng mình.

Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, anh Hướng còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cho nhiều hộ trong và ngoài xã có nhu cầu phát triển mô hình trang trại tổng hợp. Bên cạnh đó, anh chị còn tích cực tham gia, đóng góp xây dựng Nông thôn mới, các phong trào, hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương. Gia đình anh là tấm gương sáng về bản lĩnh, ý chí, sự nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng.

<

Tin mới nhất

Bàn giao thiết bị hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình xử lý rác thải thân thiện môi trường(15/04/2024 11:16 SA)

Hội nghị truyền thông Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam" tại...(15/04/2024 10:57 SA)

Thanh Hoá: Hội vận động nông dân xử lý rác, giảm phát thải khí nhà kính(15/04/2024 10:55 SA)

Nông dân Thanh Hóa đồng lòng xây dựng Nông thôn mới(19/03/2024 8:29 SA)

Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật xây dựng nhà màng, thủ tục chuyển...(19/03/2024 8:20 SA)

Hội Nông dân thành phố Thanh Hóa hỗ trợ gà giống cho các hộ nghèo(19/01/2024 4:31 CH)

Tập huấn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho cán bộ hội nông dân cấp xã(09/11/2023 5:00 CH)

50 hội viên nông dân xã Định Tăng, huyện Yên Định được tập huấn kỹ thuật nuôi sâu caxi, trùn quế(08/11/2023 4:42 CH)