Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Phục hồi Hệ sinh thái vì sự phát triển bền vững

Đăng ngày 27 - 05 - 2021
100%

Trước các tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống con người, nguyên nhân rất lớn được xác định là do mất cân bằng của Hệ sinh thái. Nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường và vai trò của Hệ sinh thái đối với đời sống, nhân ngày môi trường thế giới (5/6) năm 2021, Liên hiệp quốc lấy chủ đề “Phục hồi Hệ sinh thái” để kêu gọi mọi người cùng hành động.

Đồng chí Trần Bình Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thăm hộ sản xuất giỏi tại Thị xã Nghi Sơn. (Mô hình trồng dưa vàng trong nhà màng, sử dụng phân bón hữu cơ cải tạo đất, một trong những yếu tố giúp phục hồi hệ sinh thái). (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Ngày Môi trường thế giới 5/6 hàng năm là một sự kiện quốc tế quan trọng được Việt Nam hưởng ứng nhiều năm nay và đã trở thành một hoạt động cụ thể, thiết thực góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6 hàng năm, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND Thị xã Bỉm Sơn tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn thị xã, một trong những hoạt động trực tiếp làm thay đổi nhận thức của Nhân dân về Bảo vệ môi trường. (Ảnh chụp ngày 5/6/2019).

Môi trường có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên hành tinh của chúng ta. Hiện nay, trái đất đang biến đổi khí hậu, đe doạ nghiêm trọng đến môi trường toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Biểu hiện rõ rệt nhất là sự thay đổi thời tiết bất thường, nhiệt độ trái đất nóng lên, hịên tượng băng tan; mực nước biển dâng cao; động đất, sóng thần, mưa lũ, bão lốc, dông tố khốc liệt, các hiện tượng thời tiết cực đoan; nhiều dịch bệnh mới lạ xuất hiện và bùng phát thành đại dịch gây thiệt hại nghiêm trọng cho con người và các hoạt động sản xuất kinh doanh… Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu là do khí thải nhà kính quá mức, đặc biệt là khí CO2 và nồng độ CO2 tăng lên rất nhiều từ việc sử dụng nguyên liệu như than đá, dầu mỏ, khí đốt cho quá trình phát triển công nghiệp; tình trạng chặt phá rừng khai thác gỗ bừa bãi dẫn đến mất hết sự che phủ của rừng, mất cân bằng sinh thái; canh tác dùng hoá chất độc hại; chăn nuôi chưa xử lý vệ sinh môi trường; thói quen sử dụng năng lượng nhiên liệu không tái tạo...v.v. tác động xâú đến hệ sinh thái.

Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn phân loại xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón cho hội viên, nông dân xã Cán Khê, huyện Như Thanh.

Tất cả những thực trạng trên đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở các thôn, xóm, bản làng, đến đô thị và các khu công nghiệp… trên địa bàn cả nước, là nguyên nhân chính làm mất cân bằng môi trường sinh thái.

Với chủ đề “Phục hồi Hệ sinh thái”, Ngày Môi trường Thế giới năm 2021 sẽ chứng kiến ​​sự khởi động của Thập kỷ Liên hiệp quốc về Phục hồi Hệ sinh thái. Đây là lời kêu gọi tập hợp nhằm bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới, vì lợi ích của con người và thiên nhiên. Mục đích của chúng ta là  ngăn chặn sự suy thoái của các hệ sinh thái và khôi phục chúng để đạt được các mục tiêu toàn cầu. Chỉ với các hệ sinh thái lành mạnh, chúng ta mới có thể nâng cao sinh kế của người dân, chống lại biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự sụp đổ của đa dạng sinh học. Thập kỷ Liên hiệp quốc kéo dài từ năm 2021 đến năm 2030, đây cũng là thời hạn cuối cùng của các “Mục tiêu Phát triển Bền vững” và mốc thời gian mà các nhà khoa học đã xác định là cơ hội cuối cùng để ngăn chặn thảm họa biến đổi khí hậu.

Để cụ thể hoá các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của Tỉnh về công tác bảo vệ môi trường, những năm vừa qua Hội Nông dân Thanh Hoá đã xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân.

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh bàn giao thiết bị thành lập Tổ tự quản bảo vệ môi trường ở xã Cán Khê, huyện Như Thanh.

Do vậy, Hội đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường như: tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường, các sáng kiến bảo vệ môi trường, các gương tập thể, cá nhân điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường trên chuyên mục Nông dân Thanh Hóa phát trên sóng Đài PT&TH tỉnh, Báo Thanh Hóa, Thông tin nông dân Thanh Hoá, website Hội Nông dân Thanh Hóa; tổ chức các Cuộc thi theo hình thức viết, sân khấu hóa tìm hiểu về bảo vệ môi trường; tập huấn kiến thức bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên nông dân; in và phát hành hàng nghìn cuốn tài liệu hỏi đáp về môi trường; tổ chức cho các gia đình nông dân ký cam kết thực hiện tốt vệ sinh môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; phát động hội viên nông dân hưởng ứng Tết trồng cây, Tuần lễ nước sạch vệ sinh môi trường hàng năm; hướng dẫn hội viên nông dân sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thông qua việc xây dựng hầm bioga, thay thế bóng đèn huỳnh quang bằng đèn com –pac, thành lập các nhóm nông dân kiểu mẫu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường như “Thu gom, phân loại xử lý chất thải, rác thải trong sinh hoạt gia đình và cộng đồng dân cư”, “Ủ rác thải hữu cơ thành phân bón”, “Trồng cây bản địa ngăn mặn xâm thực, bảo vệ môi trường sinh thái”; “ Sản xuất, chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học” .v.v. . đã có nhiều đơn vị cơ sở Hội, cá nhân có hành động tích cực về bảo vệ môi trường được tuyên dương khen thưởng.

Ứng dụng công nghệ sản xuất hữu cơ cho sản phẩm có tiêu chuẩn, chất lượng cao, môi trường sản xuất thân thiện là một trong những tiêu chí mà Hội Nông dân tỉnh đang tuyên truyền, vận động và hỗ trợ hội viên, nông dân thực hiện. Trong ảnh nuôi giun quế thương phẩm làm dinh dưỡng chăm sóc cây trồng tại xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy.

Có thể nói các hoạt động của các cấp Hội và phong trào nông dân trong tỉnh đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường, tài nguyên nói riêng, vào sự phát triển KT- XH.

Xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón ở xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân được Đảng ủy, chính quyền đánh giá cao, Nhân dân đồng tình ủng hộ, mô hình đang có sức lan tỏa lớn và nhân rộng trong cộng đồng.

Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ phương tiện thu gom rác thải xây dựng mô hình điểm ở xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn năm 2018.

Đáp lại lời kêu gọi và chủ đề hành động của Liên hiệp quốc, cán bộ, hội viên, nông dân và toàn thể Nhân dân hãy hành động một cách thiết thực để Phục hồi Hệ sinh thái. Cụ thể hơn là chúng ta hãy giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tích cực trồng thêm cây xanh, sản xuất thân thiện, an toàn, gắn giữa sản xuất với bảo vệ môi trường…Vì cuộc sống của chúng ta hôm nay và mai sau, mỗi ngày, mỗi người hãy làm một hay nhiều việc tốt vì một hệ sinh thái đa dạng, vì môi trường xanh sạch đẹp.

<

Tin mới nhất

Nông dân Thanh Hóa đồng lòng xây dựng Nông thôn mới(19/03/2024 8:29 SA)

Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật xây dựng nhà màng, thủ tục chuyển...(19/03/2024 8:20 SA)

Hội Nông dân thành phố Thanh Hóa hỗ trợ gà giống cho các hộ nghèo(19/01/2024 4:31 CH)

Tập huấn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho cán bộ hội nông dân cấp xã(09/11/2023 5:00 CH)

50 hội viên nông dân xã Định Tăng, huyện Yên Định được tập huấn kỹ thuật nuôi sâu caxi, trùn quế(08/11/2023 4:42 CH)

Tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế cho hội viên nông dân xã Thiệu Ngọc, huyện...(02/11/2023 5:24 CH)

Nông dân xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa hào hứng tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và...(31/10/2023 9:58 SA)

50 hội viên nông dân được tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế(25/10/2023 4:58 CH)