Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Trồng rừng gắn với kinh tế trang trại cho thu nhập cao

Đăng ngày 28 - 11 - 2022
100%

Trồng rừng và xây dựng trang trại đi đôi với công tác bảo vệ môi trường đang được anh Bùi Văn Duy, thôn 6, xã Xuân Du, huyện Như Thanh đầu tư thực hiện một cách hiệu quả. Vốn đã trải qua rất nhiều nghề như lái xe đường dài, buôn bán…nhưng với niềm đam mê trang trại đã thôi thúc anh trở về địa phương phát triển kinh tế.

Điều kiện đầu tiên để xây dựng trang trại là phải có diện tích đất đai đủ lớn, việc này là khó nhất và cũng là nguồn đầu tư ban đầu lớn nhất. Không biết có phải anh có cơ duyên làm trang trại hay không mà đúng lúc này nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng, vậy là anh mạnh dạn đăng ký với xã nhận thầu 50ha. Với lợi thế của vùng bán sơn địa nên khu đất anh nhận thầu là những đồi thấp, phù hợp để phát triển trồng rừng sản xuất và quy hoạch trang trại. Khi đã có đất trong tay, anh đã nghĩ ngay đến việc quy hoạch theo hướng trồng rừng xen với trang trại chăn nuôi, trồng cây cảnh để tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái. Hướng quy hoạch này tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi chăm sóc cho cây trồng, vừa hạn chế chất thải lãng phí đổ ra môi trường. Trên diện tích đất này, anh cải tạo 2/3 để trồng keo, 02 ha còn lại được anh cải tạo tiếp để trồng trên 500 gốc đào phai. Cây keo có thời gian phát triển lâu, là nguồn vốn dài hạn thì cây đào lại nhanh cho thu và đây là nguồn để anh có chi phí chăm sóc rừng keo. Với bản tính ham học hỏi, vì vậy anh đăng ký với Hội Nông dân xã để tham gia các lớp tập huấn kiến thức xây dựng trang trại tổng hợp. Đồng thời tham gia cùng chi hội nông dân để trực tiếp học hỏi tại các mô hình kinh tế đã phát huy hiệu quả tích lũy kiến thức thực tế. Chia sẻ về công việc thường xuyên của trang trại anh cho biết: trồng rừng tốn nhiều công nhất là giai đoạn kiến thiết quy hoạch ban đầu, môi trường trồng cây sạch sẽ, quang đãng bao nhiêu thì cây sống có tỷ lệ cao bấy nhiêu.Nếu không được đầu tư dọn dẹp cây dại, dây leo thì ngay sau khi trồng, cây sẽ bị các loại thực bì này hại chết. Vì vậy lấy việc trồng ăn chắc, chất lượng đặt lên hàng đầu, không trồng tràn lan mà khoanh theo từng khu vực để sau này dễ chăm sóc và thu hoạch. Đối với việc chăm sóc là giai đoạn nhẹ nhàng hơn thực hiện làm cỏ, phát quang 1 đến 2 đợt/năm và duy trì trong 2 năm đầu, khi cây khép tán thì thực bì sẽ giảm. Lúc nay khâu bảo vệ và theo dõi để có biện pháp ngăn chặn nguy cơ cháy rừng là quan trọng nhất. Việc chăm sóc trên 500 gốc đào, anh cho biết đây là một trong những nguồn thu quan trọng, nguồn trang trải để chăm sóc mấy chục ha keo. Để cây đào ra hoa đúng tết là việc khó nhất. Dù áp dụng công việc cắt tỉa theo kinh nghiệm, tuy nhiên nhiều gia đình vẫn không thể thu được kết quả như mong đợi khi thì cây ra sớm, khi thì ra muộn dù vẫn áp dụng như nhau. Để nắm chắc công đoạn này, theo anh Duy cần phaỉ có con mắt quan sát tinh tường, tùy vào thời tiết của từng năm. Việc hãm cây, tuốt lá được các nhà vườn trồng đào thường làm trước mỗi vụ để đón hoa, tuy nhiên mỗi hộ còn có bí quyết riêng được đúc kết và học hỏi nhiều năm. Do đã ấp ủ ý định làm trang trại tổng hợp nên khu vực trồng đào, trồng keo, và cả khu để xây dựng chuồng trại cũng được anh tính toán kỹ lưỡng, hợp lý. Vì vậy sau mấy năm nuôi gà thả vườn với số lượng ít chỉ vài trăm con mỗi lứa anh bắt đầu xây dựng chuồng để có thể nuôi được số lượng hàng ngàn con/lứa. Khi lứa keo đầu tiên thu hoạch dành được ít vốn, cùng với nguồn vốn tín chấp thông qua HND, anh mạnh dạn mua trên 1.000 con gà ri về nuôi theo phương pháp bán chăn thả. Chuồng xây được thiết kế liền với rừng keo, có hàng rào lưới vây quanh để kiểm soát đàn gà. Hàng ngày, sau khi sương tan, anh cho thả gà ra vườn keo đã cho sẵn thức ăn. Điều thuận lợi nhất của gia đình anh là có diện tích rộng, thoáng, làm cách biệt khu dân cư và đồi có độ dốc không lớn. Việc này đã giúp anh sau này tăng đàn mà không gây mùi hôi, mật độ nuôi thưa giúp gà phát triển tốt. Vừa làm, vừa học hỏi và rút kinh nghiệm, khi đã tự tin anh tăng đàn lên 4.000 con/lứa. Thức ăn được dùng là lúa, cám, ngô, đầu cá sấy nghiền phối trộn với thức ăn đậm đặc, bổ sung thêm các loại rau. Anh chia sẻ, để đạt được hiệu quả kinh tế cao, điều kiện đầu tiên là phải cho đàn gà ăn đủ dinh dưỡng, ở sạch và phòng chống dịch bệnh thường xuyên. Đặc biệt là giao thời giữa lứa cũ và lứa mới, sau khi xuất bán phải vệ sinh kỹ chuồng trại. Sau 3 năm đầu tư nuôi gà, tình hình dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp nhưng trang trại của gia đình anh đều an toàn, gà có chất lượng thịt thơm ngon mang vị đặc trưng của gà thả đồi, vì vậy đầu ra ổn định và thường có thương lái đặt trước. Như vậy các nguồn thu vườn đào, gỗ keo, gà trừ hết chi phí gia đình anh có lãi trên 800 triệu đồng.

<

Tin mới nhất

Phát triển các mô hình nuôi con đặc sản giúp người dân ở Như Thanh thoát nghèo(19/03/2024 8:30 SA)

Lan tỏa phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi(01/02/2024 9:38 SA)

Tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế cho hội viên nông dân xã Yên Phong, huyện Yên Định(15/11/2023 1:48 CH)

Phát triển kinh tế nhờ... công nghệ(13/11/2023 9:38 SA)

Hội viên nông dân xã Định Long, huyện Yên Định được được tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi, trùn quế(11/11/2023 11:10 SA)

Tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế cho hội viên nông dân Thị trấn Tân Phong, huyện...(27/10/2023 5:24 CH)

Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi(18/09/2023 9:01 SA)

Làm giàu từ nuôi gà đẻ trứng(18/08/2023 3:47 CH)