Cơ hội mới cho thủy sản Việt Nam

Sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEUV-FTA) được ký kết, 90% dòng thuế của hai bên được hưởng thuế suất %, khi đó, nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có thủy sản sẽ được tự do vào khu vực này.

 

 
 

 
Từ năm 2015 trở đi, Việt Nam sẽ hội nhập sâu hơn với cộng đồng ASEAN. Việc thông thương với Nga và các nước trong khu vực được xem là cơ hội tốt cho Việt Nam với tư cách cầu nối giữa ASEAN với EEUV-FTA. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam sẽ nỗ lực để Liên minh kinh tế Á - Âu mở rộng quan hệ với ASEAN - một thị trường phát triển năng động có trên 600 triệu dân với GDP khoảng 2.500 tỷ USD/năm. Để tận dụng cơ hội này, Việt Nam cần chú trọng nhiều đến ngành công nghiệp dịch vụ, chế biến và thương mại. Trừ trước tới nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thô; lĩnh vực thủy sản cũng vậy. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu thô không cao. Bởi vậy, việc phát triển ngành dịch vụ và chế biến có thể là chìa khóa để Việt Nam giữ vào trò quan trọng trong việc là cầu nối giữa ASEAN với EEUV-FTA. Mô hình này đang được một số công ty, như Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, thực hiện khá thành công, khi họ sử dụng nguyên liệu từ Thái Lan vào chế biến xuất khẩu. Mặc dù nhiều ý kiến cho rằng “tôm ta còn thừa lại đi mua tôm Thái” nhưng rõ ràng trong nền kinh tế toàn cầu thì việc quốc tế hóa là điều không tránh khỏi và hợp quy luật.

Cái khó xuất khẩu vào thị trường Nga, theo đánh giá của các nhà xuất khẩu, chủ yếu do chính sách “hạn chế”; chẳng hạn, Nga chỉ cấp phép cho 30 doanh nghiệp trong số 400 doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu thủy sản vào Nga. Phi lý ở chỗ các doanh nghiệp này đều làm ăn tốt với các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ… nên việc “cấm cửa” đa số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể xem như một rào cản. Việc thực hiện thuế suất % vì vậy chưa đảm bảo cho hàng hóa thủy sản Việt Nam vào Nga tăng nhanh, nếu danh sách này không được hủy bỏ. Nghĩa là phía EEUV-FTA phải mở rộng danh sách các doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu vào khu vực này, dựa vào năng lực của họ cũng như uy tín trên thị trường thế giới.

Nga và các nước trong khối EEUV-FTA đang nỗ lực xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng dân chủ hóa, tăng sức cạnh tranh và giảm sự chi phối của các nhóm lợi ích. Chính sách với đồng Rup được đánh giá là một bước đi táo bạo và các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cho biết sẵn sàng thực hiện thanh toán bằng đồng Rup thay cho đồng USD như hiện nay. Các doanh nghiệp của Nga và cũng đang dần hoạt động vào quỹ đạo, sự quản lý của nhà nước cũng tốt hơn, như việc các doanh nghiệp đã mở tài khoản tại ngân hàng Nga chứ không phải nước khác, đã tạo thêm niềm tin cho các doanh nghiệp Việt Nam./.

Theo CT