|
Người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm an toàn tại hội chợ tuần lễ nông sản sạch. Ảnh: M.N |
Quá nhiều rào cản
Ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho biết, toàn Hà Nội có hơn 1.000 cơ sở, điểm kinh doanh sản phẩm nông sản sạch. Trong đó, có 131 siêu thị, hàng trăm chợ. Tuy nhiên, tại Hà Nội, lượng nông sản thực phẩm có chứng nhận và nguồn gốc chỉ chiếm khoảng 20%, việc tiêu thụ luôn gặp nhiều khó khăn do hàng hóa kém phong phú, niềm tin người tiêu dùng chưa cao.
"Tuần lễ nông sản đặc sản an toàn Bắc Bộ" diễn ra từ 9 tới ngày 15.9. Tham gia tuần lễ có hơn 1.500 sản phẩm gồm các nông sản chính như: Gạo, trái cây, rau, quả, chè, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, sản phẩm chế biến. Tất cả các sản phẩm sẽ được dán tem QR code để nhận diện, truy xuất nguồn gốc bằng smartphone. Ban tổ chức cũng bố trí một bàn để hướng dẫn người dân trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Mặc dù Hà Nội và các tỉnh đều đã xây dựng được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn như: Vùng lúa chất lượng, rau an toàn, cây ăn quả đặc sản, chè an toàn, hoa chất lượng, các vùng chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư... bảo đảm các tiêu chí về vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, VietGAP… nhưng hiện nay do Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên hoạt động sản xuất, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Hồng Gấm - Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh Điện Biên cho biết: “Điện Biên có nhiều loại đặc sản như chè, gạo… chất lượng vượt trội được đông đảo người tiêu dùng Thủ đô đón nhận. Tuy nhiên, khâu xúc tiến thương mại kém, việc đầu tư quản lý thương hiệu chưa tốt dẫn đến gạo tám Điện Biên bị làm nhái trên thị trường”. Bà Gấm hy vọng, với việc dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc điện tử do ngành nông nghiệp Hà Nội áp dụng tại "Tuần lễ nông sản đặc sản an toàn Bắc Bộ" lần này sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm nông sản của Điện Biên.
Ông Nguyễn Tiến Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam lại nêu ra những khó khăn liên quan tới chính sách về đất đai cũng đang là một rào cản. Công tác kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp hạn chế dẫn tới thực trạng sản phẩm kém chất lượng tiêu thụ trên thị trường khiến doanh nghiệp làm nghiêm túc bị lép vế, người tiêu dùng mất niềm tin. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tem nhãn xuất xứ sản phẩm khiến đội chi phí làm mất khả năng cạnh tranh...
Ông Nguyễn Đắc Lộc- Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho rằng, các cơ quan chức năng cho rằng: Cơ quan quản lý nhà nước ở khâu nào phải có trách nhiệm quản chặt khâu mình được phân công phụ trách; đối với thú y phải kiểm soát tốt khâu chăn nuôi và giết mổ; ngành bảo vệ thực vật phải kiểm soát tốt việc sản xuất trên đồng ruộng…; ngành quản lý thị trường sẽ siết chặt ở khâu lưu thông, phối hợp với các lực lượng khác vây bắt các đối tượng vận chuyển hàng hóa nông sản kém chất lượng..., có vậy mới gỡ khó cho sản phẩm an toàn.
Thực phẩm sạch an toàn nhưng đắt?
Bà Nguyễn Thu Hòa- Giám đốc Doanh nghiệp xã hội KSC với cương vị là một người tiêu dùng cho biết: Hàng tháng gia đình bà tiêu thụ đến hơn 90% thực phẩm trong bữa ăn là các sản phẩm rau, củ, quả. Số tiền gia đình bà bỏ ra để mua rau, củ, quả từ 3,5-4 triệu đồng. “Trước khi mua nông sản, tôi thường chú ý tới nguồn gốc. Một là mua từ người quen ở quê, hai là mua các sản phẩm của những công ty kinh doanh sản phẩm an toàn” - bà Hòa nói.
Bà Từ Tuyết Nhung - Trưởng ban điều phối hệ thống PGS miền Bắc khẳng định, nông sản an toàn không đắt. “Gia đình tôi có 5 người, mỗi ngày ăn hết chừng 5kg rau, mỗi kg rau hữu cơ có giá trung bình là 30.000 đồng thì tính ra cả tuần cũng chỉ chi hết khoảng 150.000 đồng tiền rau sạch. Như vậy thì đâu có đắt” – bà Nhung lý giải. Mặc dù vậy, nhưng đến giờ rau hữu cơ vẫn chưa thể vào bữa cơm của đại bộ phận người dân. Tại buổi tọa đàm “Bữa cơm gia đình với thực phẩm sạch” được tổ chức chiều ngày 10.9, đại đa phần những người nội trợ đều cho rằng cái chính là họ không tin đó là sản phẩm rau hữu cơ hay rau sạch. Bà Nguyễn Thị Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Lâu nay gia đình tôi thường dùng sản phẩm tại gia. Ăn hết mấy chậu cải trồng bên vệ đường, trước nhà thì ông bà ở quê lại gửi lên. Ít khi mua nông sản ngoài chợ hay siêu thị”.
Mặc dù , ông Chí cho rằng, lâu nay người tiêu dùng đã “sai lầm” khi cho rằng cứ tự trồng rau thì sẽ có rau sạch. “Nhiều gia đình chọn cách trồng rau ngay bên lề đường hoặc chọn các mua rau từ người quen ở quê mà chính họ cũng không biết các sản phẩm đó chưa chắc đã là sản phẩm an toàn. Ví như rau trồng ngoài đường thì dễ bị nhiễm độc chì, còn rau ở quê thì nhiều khi bị tồn dư nitrat do bà con lạm dụng phân bón, hoặc nguồn nước, nguồn đất nằm trong vùng bị ô nhiễm” – ông Chí nói.
|
Người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm an toàn tại hội chợ tuần lễ nông sản sạch. Ảnh: M.N |
Quá nhiều rào cản
Ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho biết, toàn Hà Nội có hơn 1.000 cơ sở, điểm kinh doanh sản phẩm nông sản sạch. Trong đó, có 131 siêu thị, hàng trăm chợ. Tuy nhiên, tại Hà Nội, lượng nông sản thực phẩm có chứng nhận và nguồn gốc chỉ chiếm khoảng 20%, việc tiêu thụ luôn gặp nhiều khó khăn do hàng hóa kém phong phú, niềm tin người tiêu dùng chưa cao.
"Tuần lễ nông sản đặc sản an toàn Bắc Bộ" diễn ra từ 9 tới ngày 15.9. Tham gia tuần lễ có hơn 1.500 sản phẩm gồm các nông sản chính như: Gạo, trái cây, rau, quả, chè, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, sản phẩm chế biến. Tất cả các sản phẩm sẽ được dán tem QR code để nhận diện, truy xuất nguồn gốc bằng smartphone. Ban tổ chức cũng bố trí một bàn để hướng dẫn người dân trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Mặc dù Hà Nội và các tỉnh đều đã xây dựng được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn như: Vùng lúa chất lượng, rau an toàn, cây ăn quả đặc sản, chè an toàn, hoa chất lượng, các vùng chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư... bảo đảm các tiêu chí về vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, VietGAP… nhưng hiện nay do Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên hoạt động sản xuất, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Hồng Gấm - Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh Điện Biên cho biết: “Điện Biên có nhiều loại đặc sản như chè, gạo… chất lượng vượt trội được đông đảo người tiêu dùng Thủ đô đón nhận. Tuy nhiên, khâu xúc tiến thương mại kém, việc đầu tư quản lý thương hiệu chưa tốt dẫn đến gạo tám Điện Biên bị làm nhái trên thị trường”. Bà Gấm hy vọng, với việc dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc điện tử do ngành nông nghiệp Hà Nội áp dụng tại "Tuần lễ nông sản đặc sản an toàn Bắc Bộ" lần này sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm nông sản của Điện Biên.
Ông Nguyễn Tiến Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam lại nêu ra những khó khăn liên quan tới chính sách về đất đai cũng đang là một rào cản. Công tác kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp hạn chế dẫn tới thực trạng sản phẩm kém chất lượng tiêu thụ trên thị trường khiến doanh nghiệp làm nghiêm túc bị lép vế, người tiêu dùng mất niềm tin. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tem nhãn xuất xứ sản phẩm khiến đội chi phí làm mất khả năng cạnh tranh...
Ông Nguyễn Đắc Lộc- Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho rằng, các cơ quan chức năng cho rằng: Cơ quan quản lý nhà nước ở khâu nào phải có trách nhiệm quản chặt khâu mình được phân công phụ trách; đối với thú y phải kiểm soát tốt khâu chăn nuôi và giết mổ; ngành bảo vệ thực vật phải kiểm soát tốt việc sản xuất trên đồng ruộng…; ngành quản lý thị trường sẽ siết chặt ở khâu lưu thông, phối hợp với các lực lượng khác vây bắt các đối tượng vận chuyển hàng hóa nông sản kém chất lượng..., có vậy mới gỡ khó cho sản phẩm an toàn.
Thực phẩm sạch an toàn nhưng đắt?
Bà Nguyễn Thu Hòa- Giám đốc Doanh nghiệp xã hội KSC với cương vị là một người tiêu dùng cho biết: Hàng tháng gia đình bà tiêu thụ đến hơn 90% thực phẩm trong bữa ăn là các sản phẩm rau, củ, quả. Số tiền gia đình bà bỏ ra để mua rau, củ, quả từ 3,5-4 triệu đồng. “Trước khi mua nông sản, tôi thường chú ý tới nguồn gốc. Một là mua từ người quen ở quê, hai là mua các sản phẩm của những công ty kinh doanh sản phẩm an toàn” - bà Hòa nói.
Bà Từ Tuyết Nhung - Trưởng ban điều phối hệ thống PGS miền Bắc khẳng định, nông sản an toàn không đắt. “Gia đình tôi có 5 người, mỗi ngày ăn hết chừng 5kg rau, mỗi kg rau hữu cơ có giá trung bình là 30.000 đồng thì tính ra cả tuần cũng chỉ chi hết khoảng 150.000 đồng tiền rau sạch. Như vậy thì đâu có đắt” – bà Nhung lý giải. Mặc dù vậy, nhưng đến giờ rau hữu cơ vẫn chưa thể vào bữa cơm của đại bộ phận người dân. Tại buổi tọa đàm “Bữa cơm gia đình với thực phẩm sạch” được tổ chức chiều ngày 10.9, đại đa phần những người nội trợ đều cho rằng cái chính là họ không tin đó là sản phẩm rau hữu cơ hay rau sạch. Bà Nguyễn Thị Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Lâu nay gia đình tôi thường dùng sản phẩm tại gia. Ăn hết mấy chậu cải trồng bên vệ đường, trước nhà thì ông bà ở quê lại gửi lên. Ít khi mua nông sản ngoài chợ hay siêu thị”.
Mặc dù , ông Chí cho rằng, lâu nay người tiêu dùng đã “sai lầm” khi cho rằng cứ tự trồng rau thì sẽ có rau sạch. “Nhiều gia đình chọn cách trồng rau ngay bên lề đường hoặc chọn các mua rau từ người quen ở quê mà chính họ cũng không biết các sản phẩm đó chưa chắc đã là sản phẩm an toàn. Ví như rau trồng ngoài đường thì dễ bị nhiễm độc chì, còn rau ở quê thì nhiều khi bị tồn dư nitrat do bà con lạm dụng phân bón, hoặc nguồn nước, nguồn đất nằm trong vùng bị ô nhiễm” – ông Chí nói.