Phát triển kinh tế vườn hộ, nâng cao thu nhập cho nông dân

Với mục tiêu khai thác, tận dụng nguồn đất đai và lao động sẵn có, những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã khuyến khích người dân cải tạo, phát triển mô hình kinh tế vườn hộ. Qua thực tế cho thấy, mô hình kinh tế vườn hộ đã và đang phát huy hiệu quả, từng bước định hướng cho nông dân sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập.

 

Vườn trồng bưởi của gia đình Bà Cao Thị Cẩm, thôn Phú Đa, xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc
Vườn trồng bưởi của gia đình Bà Cao Thị Cẩm, thôn Phú Đa, xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc

Gia đình Bà Cao Thị Cẩm, thôn Phú Đa, xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc có 0,5 ha đất vườn, trước đây vốn là vườn tạp, chủ yếu trồng một số loại cây rau màu truyền thống, thu nhập không đáng kể. Từ năm 2016, được xã vận động, tạo điều kiện vay vốn ngân hàng qua các tổ chức đoàn thể, bà Cẩm đã cải tạo vường để trồng hoa lan, bưởi da xanh, xen với một số rau màu theo thời vụ. Năm 2018, khu vườn bắt đầu cho thu hoạch, trừ chi phí, gia đình bà thu lãi gần 200 triệu đồng.

Vườn trồng cây cảnh của gia đình ông Phạm Hữu Sơn, thôn Thọ Sơn, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống
Vườn trồng cây cảnh của gia đình ông Phạm Hữu Sơn, thôn Thọ Sơn, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống

Với 2 sào đất vườn, 2 năm nay, gia đình ông Phạm Hữu Sơn, thôn Thọ Sơn, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống đã cải tạo để trồng hoa, cây cảnh các loại, cho thu nhập 100 trăm triệu đồng mỗi năm. Theo ông Sơn, làm mô hình này phù hợp với điều kiện của nông dân, chi phí đầu tư ít, tận dụng nhân lực lúc nhàn rỗi, cho thu hoạch quanh năm.

Thực tế cho thấy, tại khu vực nông thôn, hầu hết các hộ dân đều có diện tích đất vườn nhưng chưa phát huy được hiệu quả. Do vậy, những năm qua, các địa phương đã chủ động lồng ghép với thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, chương trình xây dựng Nông thôn mới… vận động các hộ cải tạo vườn tạp, xây dựng kinh tế vườn hộ. Để khuyến khích bà con, chính quyền đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn mở các  lớp tập huấn kỹ thuật làm vườn, tổ chức cho các chủ hộ đi tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi... Từ đó, nhiều hộ gia đình có nguồn đất đai đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều đã quy hoạch và phát triển được nhiều mô hình kinh tế vườn hộ trồng cây ăn quả, rau màu, hoa, cây dược liệu, nuôi ong lấy mật… cho giá trị kinh tế cao, điển hình như các huyện: Như Xuân, Nông Cống, Hậu Lộc… Qua đó, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân. Đây cũng là cơ sở để các địa phương xây dựng các mô hình vườn mẫu, góp phần hoàn thành tiêu chí xã Nông thôn mới nâng cao. 

Vườn trồng bưởi của gia đình Bà Cao Thị Cẩm, thôn Phú Đa, xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc
Vườn trồng bưởi của gia đình Bà Cao Thị Cẩm, thôn Phú Đa, xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc

Gia đình Bà Cao Thị Cẩm, thôn Phú Đa, xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc có 0,5 ha đất vườn, trước đây vốn là vườn tạp, chủ yếu trồng một số loại cây rau màu truyền thống, thu nhập không đáng kể. Từ năm 2016, được xã vận động, tạo điều kiện vay vốn ngân hàng qua các tổ chức đoàn thể, bà Cẩm đã cải tạo vường để trồng hoa lan, bưởi da xanh, xen với một số rau màu theo thời vụ. Năm 2018, khu vườn bắt đầu cho thu hoạch, trừ chi phí, gia đình bà thu lãi gần 200 triệu đồng.

Vườn trồng cây cảnh của gia đình ông Phạm Hữu Sơn, thôn Thọ Sơn, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống
Vườn trồng cây cảnh của gia đình ông Phạm Hữu Sơn, thôn Thọ Sơn, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống

Với 2 sào đất vườn, 2 năm nay, gia đình ông Phạm Hữu Sơn, thôn Thọ Sơn, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống đã cải tạo để trồng hoa, cây cảnh các loại, cho thu nhập 100 trăm triệu đồng mỗi năm. Theo ông Sơn, làm mô hình này phù hợp với điều kiện của nông dân, chi phí đầu tư ít, tận dụng nhân lực lúc nhàn rỗi, cho thu hoạch quanh năm.

Thực tế cho thấy, tại khu vực nông thôn, hầu hết các hộ dân đều có diện tích đất vườn nhưng chưa phát huy được hiệu quả. Do vậy, những năm qua, các địa phương đã chủ động lồng ghép với thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, chương trình xây dựng Nông thôn mới… vận động các hộ cải tạo vườn tạp, xây dựng kinh tế vườn hộ. Để khuyến khích bà con, chính quyền đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn mở các  lớp tập huấn kỹ thuật làm vườn, tổ chức cho các chủ hộ đi tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi... Từ đó, nhiều hộ gia đình có nguồn đất đai đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều đã quy hoạch và phát triển được nhiều mô hình kinh tế vườn hộ trồng cây ăn quả, rau màu, hoa, cây dược liệu, nuôi ong lấy mật… cho giá trị kinh tế cao, điển hình như các huyện: Như Xuân, Nông Cống, Hậu Lộc… Qua đó, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân. Đây cũng là cơ sở để các địa phương xây dựng các mô hình vườn mẫu, góp phần hoàn thành tiêu chí xã Nông thôn mới nâng cao. 

Theo Đài truyền hình Thanh Hóa