Giải ngân tín dụng chính sách cho người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch

Báo Thanh Hóa tổ chức chương trình đối thoại trực tuyến “Giải ngân tín dụng chính sách cho người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch”. Chương trình được phát trực tiếp trên baothanhhoa.vn, kênh Youtube, Fanpage Báo Thanh Hóa điện tử.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thời gian qua, hàng chục nghìn lao động từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã trở về Thanh Hóa. Trong số đó, nhiều lao động sau khi hoàn thành việc cách ly đã có mong muốn tự tìm việc làm, ổn định đời sống tại quê nhà. Để hỗ trợ người lao động trở về từ vùng dịch, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Phương án số 198 về việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch, sau khi thực hiện xong cách ly. Đặc biệt, trong phương án hỗ trợ người về từ vùng dịch, tỉnh Thanh Hóa đã ưu tiên cho người lao động được vay vốn giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội. Đây là giải pháp thiết thực, kịp thời của tỉnh, nhằm hỗ trợ tạo sinh kế, giúp người lao động vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.

Để hiểu rõ nội dung này, Báo Thanh Hóa tổ chức chương trình đối thoại trực tuyến với chủ đề “Giải ngân tín dụng chính sách cho người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch”, với sự tham gia của ông Nguyễn Tiến Trứ, Phó Giám đốc NHCSXH- Chi nhánh tỉnh Thanh Hoá.

PV: Thưa ông Nguyễn Tiến Trứ, Qua số liệu rà soát của NHCSCXH, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu lao động từ các tỉnh có dịch bệnh COVID-19 trở về địa phương; trong đó có bao nhiêu lao động có nhu cầu vay vốn? Việc rà soát các đối tượng này được thực hiện như thế nào?

Ông Nguyễn Tiến Trứ:Để triển khai kịp thời Phương án số 198/PA-UBND ngày 02/9/2021, về việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch, sau khi thực hiện xong cách ly, ngày 06/9/2021 Giám đốc NHCSXH tỉnh đã ban hành văn bản yêu cầu các Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị xã, thành phố, các Phòng Chuyên môn nghiệp vụ Hội sở tỉnh triển khai thực hiện tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện, chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và xã hội rà soát, tổng hợp đối tượng và nhu cầu vay vốn tự tạo việc làm đối với người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện cách ly; tổng hợp danh sách báo cáo về NHCSXH tỉnh định kỳ hàng tuần để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Qua thời gian khảo sát, toàn tỉnh đã có 613 lao động có nhu cầu xin vay vốn với tổng số tiền 51,3 tỷ đồng. Đến nay, các NHCSXH đã giải ngân được cho 24 lao động đã được giải ngân, với số tiền 1,6 tỷ đồng; có 23 lao động đã gửi hồ sơ xin vay, dự kiến số tiền xin vay là 1,7 tỷ đồng.

PV: Theo Phương án số 198/PA-UBND của UBND tỉnh, người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch sẽ được tiếp cận với nguồn vốn chính sách, đề nghị ông cho biết, người lao động phải đáp ứng những điều kiện nào để được thụ hưởng?

Ông Nguyễn Tiến Trứ: Hiện nay NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiều chương trình cho vay, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống. Ngoài việc cho vay các lao động trở về từ vùng dịch thuộc đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, NHCSXH đang tập trung nguồn vốn thu hồi để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ, tạo điều kiện cho lao động có vốn phát triển sản xuất kinh doanh sớm ổn định cuộc sống tại địa phương.

Riêng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm đã được NHCSXH giải ngân hết chỉ tiêu; để có nguồn vốn cho vay đối với người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch cần được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay.

Việc vay vốn của người lao động cần đáp ứng các điều kiện sau:

Đối với cho vay theo chương trình cho vay giải quyết việc làm

Đối với người lao động

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;

Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.

Mức cho vay

Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.

Mức vay cụ thể do NHCSXH xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.

Đối với các chương trình cho vay sản xuất kinh doanh còn lại:

Lao động thuộc đối tượng thụ hưởng chương trình tín dụng nào thì vay chương trình tín dụng đó.

Mức cho vay của 1 hộ không vượt quá mức quy định hiện hành. Đối với hộ SXKD VKK không quá 50trđ/hộ; các chương trính còn lại không quá 100 trđ/hộ. Để dược vay vốn hộ gia đình cử người đại điện tham gia Tổ TK&VV theo quy định, Hồ sơ thủ tục vay vốn được thực hiện theo quy định hiện hành đảm bảo thuận tiện cho khách hàng vay vốn.

PV: Để được tiếp cận với nguồn vốn, xin ông cho biết, thủ tục hành chính phải thực hiện bao gồm những gì và thời gian bao lâu thì người lao động được xét duyệt hồ sơ để tiếp cận nguồn vốn chính sách?

Ông Nguyễn Tiến Trứ: Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối vói người lao động vay trực tiếp tại trụ sở NHCSXH nơi thực hiện thủ tục.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn mẫu số 1a ban hành kèm theo Nghị định sô 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chỉnh phủ. Sau đó nộp giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ khác trong Hồ sơ vay vốn cho NHCSXH nơi thực hiện thủ tục.

Bước 2: NHCSXH nơi thực hiện thủ tục kiểm tra, đối chiếu tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của đối tượng vay vốn, hồ sơ vay vốn, đồng thời lập Báo cáo thẩm định trình Trưởng phòng Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng hoặc Tổ trưởng Kế hoạch - Nghiệp vụ kiểm soát, sau đó trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt hồ sơ vay vốn;

Nếu không phê duyệt cho vay, NHCSXH nơi thực hiện thủ tục thông báo từ chối cho vay (Mẫu số 04a/GQVL) ghi rõ lý do từ chối gửi đến khách hàng vay vốn;

Nếu đồng ý cho vay NHCSXH nơi thực hiện thủ tục cùng khách hàng vay vốn lập Hợp đồng tín dụng (Mẫu số 07b/GQVL).

Cách thức thực hiện: Người vay nộp hồ sơ vay vốn trực tiếp tại NHCSXH nơi thực hiện thủ tục.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày NHCSXH nơi thực hiện thủ tục nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

Thủ tục hồ sơ vay vốn đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ SXKD tại vùng khó khăn thì hộ gia đình phải cử người đại diện làm thủ tục vay vốn và gia nhập vào Tổ TK&VV. Tổ TK&VV được thành lập và hoạt động theo địa bàn thôn, khu phố. Khi hộ có nhu cầu vay vốn thì đại diện hộ vay làm Giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ trưởng Tổ TK&VV; Tổ TK&VV sẽ họp bình xét cho vay, dưới sự chỉ đạo, giám sát của Cán bộ Hội đoàn thể cấp xã nhận ủy thác và trưởng thôn (tổ dân phố). Sau khi hồ sơ vay vốn tại Tổ hoàn thiện gửi Ban Giảm nghèo xã trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt và gửi NHCSXH nơi cho vay xem xét phê duyệt và có thông báo phê duyệt cho vay gửi Tổ TK&VV biết để báo người vay về thời gian và địa điểm nhận tiền vay.

PV: Xin ông cho biết cụ thể về mức vay, thời gian và lãi suất áp dụng đối với chương trình cho người lao động trở về từ vùng dịch?

Ông Nguyễn Tiến Trứ:

Mức cho vay: Đối với người lao động, hộ nghèo, hộ cận nghèo mức vay tối đa là 100 triệu đồng; hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn mức vay tối đa là 50 triệu đồng. Mức vay cụ thể do NHCSXH xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.

Lãi suất cho vay: Căn cứ theo chương trình tín dụng, cụ thể:

Chương trình cho vay hộ nghèo lãi suất là 6,6%/năm;

Chương trình cho vay hộ cận nghèo, cho vay Hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là 7,92%/năm;

Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo là 8,25%/năm;

Chương trình cho vay hộ sản suất kinh doanh tại VKK là 9%/năm;

Riêng đối với lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và người khuyết tật thì được vay vốn Chương trình cho vay Hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay (3,96%/năm).

Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay tối đa 120 tháng; riêng chương trình cho vay hộ SXKD VKK tối đa là 60 tháng. Thời hạn cho vay cụ thể do NHCSXH xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.

PV: Được biết, trước đó, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19, ông cho biết NHCSXH Thanh Hóa đã thực việc hỗ trợ nhóm người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc; trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh như thế nào?

Ông Nguyễn Tiến Trứ:

Thực hiện nội dung hướng dẫn tại văn bản số 6199/NHCS-TDNN ngày 08/7/2021 và chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHCSXH, để thuận lợi cho quá trình triển khai, Chi nhánh đã mời đại diện Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Sở Lao động - TBXH, Ngân hàng Nhà nước, Liên đoàn lao động tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác cấp tỉnh tham dự Hội nghị tập huấn trực tuyến ngày 08/7/2021cùng thảo luận và triển khai của các cơ quan cấp Trung ương.

Đã phối hợp, tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành văn bản số 10412/UBND-KTTC ngày 19/7/2021 về việc phối hợp thực hiện chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo nội dung văn bản số 6211/NHCS-TDNN ngày 08/7/2021 của Tổng Giám đốc NHCSXH; ban hành Kế hoạch số 174/KH-UBND ngày 20/7/2021 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;

Đã có văn bản số 244/NHCS-KHNV ngày 20/7/2021 về việc triển khai cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đề nghị phối hợp gửi Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, Sở Lao động TB&XH, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và truyền thông, NHNN Chi nhánh Thanh Hóa, Bảo hiểm xã hội, tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Hiệp hội doanh nghiệp, Liên đoàn lao động, Bảo hiểm xã hội cùng cấp, UBND cấp huyện

Bám sát nội dung hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cho vay tại văn bản số 6199/NHCS-TDNN, Giám đốc NHCSXH tỉnh đã ban hành văn bản số 1045/NHCS-KHNV ngày 12/7/2021 triển khai đến các phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện khẩn trương tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện và xem đây là nhiệm vụ cấp bách, phải ưu tiên nhân lực, kịp thời tháo gỡ vướng mắc khi quá trình triển khai.

Ban hành văn bản số 245/NHCS-KHNV ngày 21/7/2021 về việc tăng cường rà soát, tuyên truyền chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động (NSDLĐ) để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; ban hành Quyết định số 253/QĐ-NHCS ngày 28/7/2021 về việc thành lập Ban chỉ đạo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ.

Tại Hội sở tỉnh và phòng giao dịch NHCSXH các huyện, thị xã, thành phố đã bố trí cán bộ có chuyên môn tốt để tiếp nhận hồ sơ trực tiếp và trên cổng dịch vụ công Quốc gia, đồng thời giải đáp, hướng dẫn hỗ trợ NSDLĐ có nhu cầu, đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ kịp thời vay vốn.

Trong quá trình thực hiện, ngoài việc thường xuyên trao đổi trực tiếp giữa Phòng CMNV Hội sở tỉnh với các đơn vị, Giám đốc NHCSXH tỉnh đã ban hành 01 văn bản trả lời những vướng mắc khi triển khai thực hiện tại cơ sở (TP Sầm Sơn).

Đã phối hợp với cơ quan truyền thông đưa tin phóng sự, cụ thể: Báo Thanh Hóa đưa tin (03 bài); Thông tấn xã Việt Nam (02 bài); Báo Dân trí (02 bài); Truyền hình Thanh Hóa phát trên Bản tin thời sự 20 giờ về triển khai gói cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất do ảnh hưởng dịch covid-19.

Đã giải ngân được 05 NSDLĐ với số tiền là 2.578.095.000 đồng, trả lương cho 418 lao động

Tiếp tục phối hợp với các Sở ngành, các địa phương tăng cường tuyên truyền cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Tập trung rà soát số NSDLĐ còn lại để phối hợp hướng dẫn thủ tục hồ sơ vay vốn. Chủ động hỗ trợ NSDLĐ hoàn thiện sớm quy trình thủ tục để sớm được giải ngân.

Phối hợp tốt với các Sở ngành, các địa phương tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để (nếu có) để NSDLĐ sớm tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ bị ảnh hưởng do đại dịch covid19.

Trong thời gian tới, nếu có trường hợp NSDLĐ bị ngừng hoạt động do đại dịch COVID-19, đề nghị các cấp có thẩm quyền triển khai kịp thời các quy định theo Quyết định số 23/QĐ-TTg để NHCSXH có cơ sở tiếp cận và hỗ trợ đến NSDLĐ đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn thì được vay vốn kịp thời.

PV: NHCSXH Thanh Hóa đã chuẩn bị nguồn vốn như thế nào để đáp ứng nhu cầu của người lao động? Ông có kiến nghị, đề xuất gì đối với các địa phương trong việc thực hiện việc ủy thác nguồn vốn ngân sách địa phương sang ngân hàng để thực hiện chương trình?

Ông Nguyễn Tiến Trứ: Để đảm bảo người lao động trở về từ vùng dịch sau cách ly đủ điều kiện, có nhu cầu được vay vốn. Ngoài việc sử dụng nguồn vốn Trung ương giao hằng năm để cho vay, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã báo cáo Tổng Giám đốc NHCSXH và các Ban chuyên môn tại Hội sở chính cân đối nguồn vốn chuyến cho NHCSXH để cho vay. Báo cáo và tham mưu cho UBND, Ban đại diện HĐQT NHCSXH cùng cấp về kết quả rà soát nhu cầu vay vốn của lao động trở về từ vùng dịch để được xem xét cân đối nguồn vốn chuyển sang NHCSXH để cho vay.

Chỉ đạo NHCSXH cấp huyện báo cáo và tham mưu cho UBND, ban đại diện HĐQT NHCSXH cùng cấp về kết quả rà soát nhu cầu vay vốn của lao động trở về từ vùng dịch để được xem xét cân đối nguồn vốn chuyển sang NHCSXH để cho vay.

Hiện nay NHCSXH đang tự cân đối nguồn vốn hiện có được thu hồi nợ để cho vay quay vòng, tạo điều kiện cho lao động trở về từ vùng dịch sau cách ly sớm ốn định cuộc sống, có việc làm và thu nhập.

Theo Báo Thanh Hóa điện tử