Việc lạm dụng phân hóa học để tăng năng suất lúa đã ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thương hiệu gạo Việt Nam. Giải quyết vấn đề này, việc hình thành mô hình chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo sạch có vai trò rất quan trọng.
Thói quen ảnh hưởng đến chất lượng
Cùng một giống lúa, khi trồng tại Nhật thì chất lượng gạo ngon, thơm và dẻo, nhưng khi Công ty Kitoku - Angrimex mang về trồng tại An Giang, gạo có chất lượng kém hơn. Cùng với đó, các giống lúa thơm truyền thống như Jasmine 85, Thơm Sóc Trăng ST5… ngày càng mất mùi thơm, độ dẻo kém dần và mất đi vị đậm đà. Nguyên nhân do để đạt được năng suất, người nông dân đã lạm dụng phân bón, hóa chất và các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Chất lượng gạo kém, cộng thêm dư lượng thuốc BVTV tồn dư quá mức cho phép làm cho gạo thơm Việt Nam xuất khẩu (XK) với giá thấp và chỉ xuất được nhiều qua các thị trường dễ tính như Trung Quốc, Hồng Kông. Thị trường cao cấp khác như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc… được giá cao hơn nhưng đòi hỏi các chỉ tiêu khắt khe, nên các DN XK gạo e dè khi thực hiện hợp đồng.
Thực tế, những năm qua, nhiều đơn hàng XK gạo thơm của các DN XK gạo lớn của Việt Nam qua các thị trường cao cấp đã bị trả lại. Cụ thể, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), 6 tháng đầu năm, đã có hơn 500 container gạo thơm của Việt Nam bị đối tác trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Còn theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9 tháng đầu năm, kim ngạch XK gạo giảm 16,4% về khối lượng và giảm 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Hiệu quả từ mô hình chuỗi liên kết
Theo các chuyên gia, hiện nay, việc thiết lập mô hình chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo sạch, chất lượng cao đóng vai trò quan trọng. Để khuyến khích nông dân tham gia, đơn vị thu mua phải cam kết mua lúa với giá cao hơn thị trường. Đây chính là động lực kinh tế thiết thực để thuyết phục người nông dân tham gia chuỗi liên kết và gắn bó lâu bền với chuỗi.
|
Chuỗi liên kết sản xuất sẽ giúp nâng cao chất lượng gạo Việt Nam |
Hiện nay, một số công ty XK gạo đã bắt đầu thiết lập chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo sạch, điển hình như Công ty CP nông nghiệp GAP.
Bà Lê Thị Tú Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp GAP - chia sẻ, từ năm 2011 đến nay, công ty đã giải quyết vấn đề lạm dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trên cây lúa bằng chương trình bón phân cân đối và sử dụng phân hữu cơ vi sinh để tăng đề kháng và tăng chất lượng hạt gạo. Hiệu quả của chương trình thể hiện rõ ràng: Đất đai được cải tạo qua từng mùa vụ, phân hóa học giảm 20 - 40%, thuốc BVTV giảm hơn 50%, sản phẩm lúa gạo thu hoạch không dư lượng thuốc BVTV, XK thành công qua Mỹ, Nga… Hiện nay, công ty đã ký hợp đồng hợp tác xây dựng cánh đồng lúa sạch an toàn với Tổng công ty Lương thực miên Nam; triển khai chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo sạch tại các tỉnh Long An, Tiền Giang… Đây là tín hiệu vui cho nông dân vì các liên kết này đều bao tiêu lúa cho bà con nông dân cao hơn giá thị trường từ 150 - 500 đồng/kg lúa. Vụ hè thu năm 2016, công ty đã hợp tác với Liên hiệp HTX TP.Hồ Chí Minh tổ chức trồng lúa 100% hữu cơ trên giống lúa Jasmina ở xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Hiện nay, đang tiếp tục triển khai trồng lúa hữu cơ vụ thu đông và đông xuân 2017.
Để mô hình chuỗi liên kết có hiệu quả, các chuyên gia cho rằng, sản phẩm lúa gạo nên bắt đầu từ các loại gạo thơm XK sang thị trường khó tính.
|
Việc lạm dụng phân hóa học để tăng năng suất lúa đã ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thương hiệu gạo Việt Nam. Giải quyết vấn đề này, việc hình thành mô hình chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo sạch có vai trò rất quan trọng.
Thói quen ảnh hưởng đến chất lượng
Cùng một giống lúa, khi trồng tại Nhật thì chất lượng gạo ngon, thơm và dẻo, nhưng khi Công ty Kitoku - Angrimex mang về trồng tại An Giang, gạo có chất lượng kém hơn. Cùng với đó, các giống lúa thơm truyền thống như Jasmine 85, Thơm Sóc Trăng ST5… ngày càng mất mùi thơm, độ dẻo kém dần và mất đi vị đậm đà. Nguyên nhân do để đạt được năng suất, người nông dân đã lạm dụng phân bón, hóa chất và các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Chất lượng gạo kém, cộng thêm dư lượng thuốc BVTV tồn dư quá mức cho phép làm cho gạo thơm Việt Nam xuất khẩu (XK) với giá thấp và chỉ xuất được nhiều qua các thị trường dễ tính như Trung Quốc, Hồng Kông. Thị trường cao cấp khác như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc… được giá cao hơn nhưng đòi hỏi các chỉ tiêu khắt khe, nên các DN XK gạo e dè khi thực hiện hợp đồng.
Thực tế, những năm qua, nhiều đơn hàng XK gạo thơm của các DN XK gạo lớn của Việt Nam qua các thị trường cao cấp đã bị trả lại. Cụ thể, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), 6 tháng đầu năm, đã có hơn 500 container gạo thơm của Việt Nam bị đối tác trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Còn theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9 tháng đầu năm, kim ngạch XK gạo giảm 16,4% về khối lượng và giảm 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Hiệu quả từ mô hình chuỗi liên kết
Theo các chuyên gia, hiện nay, việc thiết lập mô hình chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo sạch, chất lượng cao đóng vai trò quan trọng. Để khuyến khích nông dân tham gia, đơn vị thu mua phải cam kết mua lúa với giá cao hơn thị trường. Đây chính là động lực kinh tế thiết thực để thuyết phục người nông dân tham gia chuỗi liên kết và gắn bó lâu bền với chuỗi.
|
Chuỗi liên kết sản xuất sẽ giúp nâng cao chất lượng gạo Việt Nam |
Hiện nay, một số công ty XK gạo đã bắt đầu thiết lập chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo sạch, điển hình như Công ty CP nông nghiệp GAP.
Bà Lê Thị Tú Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp GAP - chia sẻ, từ năm 2011 đến nay, công ty đã giải quyết vấn đề lạm dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trên cây lúa bằng chương trình bón phân cân đối và sử dụng phân hữu cơ vi sinh để tăng đề kháng và tăng chất lượng hạt gạo. Hiệu quả của chương trình thể hiện rõ ràng: Đất đai được cải tạo qua từng mùa vụ, phân hóa học giảm 20 - 40%, thuốc BVTV giảm hơn 50%, sản phẩm lúa gạo thu hoạch không dư lượng thuốc BVTV, XK thành công qua Mỹ, Nga… Hiện nay, công ty đã ký hợp đồng hợp tác xây dựng cánh đồng lúa sạch an toàn với Tổng công ty Lương thực miên Nam; triển khai chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo sạch tại các tỉnh Long An, Tiền Giang… Đây là tín hiệu vui cho nông dân vì các liên kết này đều bao tiêu lúa cho bà con nông dân cao hơn giá thị trường từ 150 - 500 đồng/kg lúa. Vụ hè thu năm 2016, công ty đã hợp tác với Liên hiệp HTX TP.Hồ Chí Minh tổ chức trồng lúa 100% hữu cơ trên giống lúa Jasmina ở xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Hiện nay, đang tiếp tục triển khai trồng lúa hữu cơ vụ thu đông và đông xuân 2017.
Để mô hình chuỗi liên kết có hiệu quả, các chuyên gia cho rằng, sản phẩm lúa gạo nên bắt đầu từ các loại gạo thơm XK sang thị trường khó tính.
|