Nước mắm Ba làng: Đặc sản xứ Thanh
Ba làng - Tĩnh Gia là một huyện duyên hải của Thanh Hóa, nơi có các làng chài truyền thống với các sản vật nổi tiếng như mắm chắt cá cơm, mắm tôm ba làng, cá thu nướng…Địa danh Ba làng là một trong những nơi đầu tiên đạo Thiên Chúa Giáo được truyền thụ vào Việt Nam. Mảnh đất này còn là nơi giao thoa văn hóa giữa Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Các loại mắm tôm mắm cá là thành quả của những vụ mùa đánh bắt bội thu của biển. Nghề làm mắm có lẽ bắt nguồn từ đó. Theo những bậc cao niên trong làng kể lại thì nghề làm mắm có từ rất xa xưa do cá bắt được nhiều không dùng hết nên ngư dân cổ đã nghĩ ra cách muối cá để dành và tinh túy của cá muối là thứ nước chấm vàng óng, đặc sánh và thơm lừng mà bà con gọi là mắm chắt.
Page Content
Với vị trí địa lý thuận lợi, trên bến dưới thuyền, hải sản đánh bắt được chuyển ngay vào bến cá, phân loại và chế biến . Chính điều này tạo ra chất lượng của nước mắm Ba làng. Cá làm mắm phải là loại trung bình, đều con và quan trọng nhất là phải tươi.
Một trong những sản phẩm nổi tiếng là mắm cá cơm. Cá cơm ở biển Thanh Hóa vào mùa muộn hơn các tỉnh phía Nam. Mắm cá cơm có màu vàng nhạt thơm đặc trưng. Với hương ngửi qua thì thoảng nhẹ, để gần thì hương thơm đậm đà và nồng nàn khó quên.
Khi nghe đến làm mắm người dân thường nghĩ đến cảnh tượng mất vệ sinh, nhưng trong làng nghề mới hiểu thấu đáo về nó. Nếu trong quá trình muối cá, bất kể khâu nào từ rửa cá đến dụng cụ đựng, bể, muối đều phải sạch sẽ, nếu không bể cá sẽ bị nhiễm khuẩn và rất dễ thối. Cá muối theo phương pháp cổ truyền thì độ mặn của nước muối bão hòa giữ cho nước mắm không bị thối. Vì thế nước mắm nguyên chất thường mặn mới đúng.
Ngày nay, do tiến bộ của ngành hóa thực phẩm mà các chất bảo quản, các chất đều vị được bổ sung vào các loại nước chấm, nên các loại nước chấm đỡ mặn hơn và có vị ngọt hơn và làm thay đổi dần khẩu vị người tiêu dùng và nước mắm nhưng nó vẫn không thể thay thế hoàn toàn hương và vị của nước của nước mắm truyền thống.
Nước mắm Ba Làng – một nhãn hiệu quen thuộc với người tiêu dùng Thanh Hóa và các tỉnh lân cận bởi màu mắm vàng óng, hương thơm và vị ngọt đậm đà. Cơ sở luôn tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành, đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn của Bộ y tế các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh và quy định về bao bì, nhãn mác.
Thương hiệu nước mắm Ba Làng đã được đăng ký Logo và Bố cục tại Cục sở Hữu trí tuệ Việt Nam, danh hiệu huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn và cúp quả cầu vàng do VCCI cấp. Độ đạm là tiêu chí đầu tiên để đánh giá tổng hàm lượng Nitơ có trong nước chấm, nhưng quyết định giá trị dinh dưỡng lại do tỷ lệ đạm Amin. Nước mắm truyền thống có một vị trí riêng trong tâm hồn người Việt Nam như một bản sắc văn hóa ẩm thực của dân tộc.
“Chúng tôi mong muốn duy trì và bảo tồn nước mắm Ba Làng Tĩnh Gia như một phần trong văn hóa ẩm thực của người Việt”
"Nước mắm Ba Làng - Tinh tuý như hồn Việt"
Bản in
nuocmambalang.com