Hoa quả các loại được xem là “thần dược” đối với sức khỏe, sắc đẹp của con người. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người lại không dám hoặc hạn chế sử dụng loại thực phẩm với nhiều công dụng vượt trội này bởi lo ngại bị tẩm các loại hóa chất kích chín, chống thối độc hại.
Xoài là loại hoa quả được sử dụng nhiều đất đèn để ủ chín. Ảnh: Minh Hằng
Tìm hiểu thực hư về vấn đề này, chúng tôi đã thâm nhập vào chợ đầu mối rau quả thực phẩm Đông Hương, TP Thanh Hóa, nơi cung cấp các loại hoa quả cho hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Từ khoảng 1 đến 5 giờ sáng, chợ tấp nập những chiếc xe tải lớn chở các loại hoa quả về tập kết, khách buôn từ khắp nơi đổ về để lấy hàng.
Trong vai người mới vào nghề buôn hoa quả, tôi đến cửa hàng của bà N., chuyên buôn các loại cam, táo, lê. Lấy cớ đặt mối hàng lâu dài để thủ thỉ, tỉ tê về cách làm cho các loại hoa quả chín nhanh, đẹp, bắt mắt mà vẫn giữ được độ tươi lâu. Tại đây, chúng tôi được bà chia sẻ: Các loại táo, lê đã được “xử lý” cả rồi, nên bảo đảm tươi lâu, màu đẹp, hàng có ế cũng không lo. Còn các loại xoài, na, hồng xiêm, đu đủ... chỉ cần nhét đất đèn vào là chín hết. Vẻ mặt thản nhiên của bà khi nói về cách sử dụng hóa chất cho các loại hoa quả khiến chúng tôi không khỏi rùng mình.
Qua quan sát, chúng tôi thấy, các loại hoa quả sau khi đổ về sẽ được lái buôn phân ra 2 loại: quả xanh, lành lặn và loại chín nẫu, có dấu hiệu dập nát. Theo các chủ cửa hàng: Với loại quả mới nhập về đã chín, có dấu hiệu dập nát sẽ được bán với giá rẻ cho những người chế biến sinh tố hoa quả, nước ép hoa quả; còn những quả xanh, chủ buôn sẽ cho người bọc giấy, xếp cẩn thận vào các thùng xốp, thùng nhựa, kèm theo đó là những gói hóa chất thúc chín.
Tại cửa hàng chuyên bán buôn, bán lẻ các loại hoa quả tươi T.Đ., chợ đầu mối rau quả thực phẩm Đông Hương, TP Thanh Hóa, chúng tôi thấy trên sàn gạch vương vãi thứ bột màu xám với mùi hôi nồng nặc, khó chịu, rồi bịch to, bịch nhỏ được bọc bằng giấy để la liệt. Còn trên mỗi thùng hoa quả có tới hơn chục gói to, nhỏ được bọc bằng giấy cho vào dưới lớp quả. Khi được hỏi về những gói này, chủ cửa hàng cho biết ngay, đấy là đất đèn dùng để kích chín hoa quả. Đối với những thùng hàng cần chín đều trong 1 đến 2 ngày thì cho nhiều gói, còn chưa gấp thì cho ít hơn để quả chín từ từ. Thấy chúng tôi thắc mắc, chủ cửa hàng giải thích thêm: Để tránh bị dập nát trong quá trình vận chuyển, hầu hết các loại quả được nhập về đều xanh, thậm chí là non nên cần phải dùng lượng đất đèn lớn mới làm chúng chín được, biện pháp này được chúng tôi sử dụng lâu nay, bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Không biết vì vô tình hay cố ý hiểu việc sử dụng đất đèn để thúc chín hoa quả là phương pháp ủ truyền thống, an toàn nên các chủ buôn trong chợ cứ ngang nhiên và tùy tiện sử dụng loại hóa chất này mà không hề tuân thủ theo quy định về liều lượng và cách thức. Khi được hỏi rằng họ có ăn loại hoa quả được thúc chín bằng đất đèn không thì chúng tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu!
Lấy cớ xem hàng để mua, chúng tôi cầm một quả xoài trong thùng được cho nhiều đất đèn lên quan sát, quả chín vàng ruộm đều, khi ấn mạnh tay không hề tạo ra độ đàn hồi mà trong trạng thái cứng, không có dấu hiệu dập nát dù đã qua nhiều lần vận chuyển. Ngoài ra, có lẽ do bị bỏ quá nhiều đất đèn nên dù cầm trên tay được một lúc nhưng tôi vẫn cảm nhận được sức nóng tỏa ra từ quả xoài.
Việc sử dụng đất đèn để kích chín hoa quả đã được các chủ buôn áp dụng nhiều năm nay, song điều đáng nói là họ sử dụng hóa chất này rất tùy tiện, với số lượng lớn mà không có sự quản lý hay hướng dẫn của bất cứ đơn vị chức năng hay ban, ngành chuyên môn nào. Trong khi, theo phân tích của TS. Phạm Văn Tấn, Phó giám đốc Phân viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (SIAEP) trên tờ Sài Gòn tiếp thị online: Đất đèn là tên gọi một hợp chất hóa học có công thức CaC2 (calcium carbide), khi cho đất đèn phản ứng với nước sẽ sinh ra khí acetylene (C2H2) hay còn gọi là “khí đá”, khí này có tác dụng làm cho trái cây chín đồng đều và đẹp hơn so với để chín tự nhiên. Để ủ chín, tùy theo từng loại trái cây, có thể phun khí acetylene vào buồng ủ chín đến các nồng độ thích hợp.Tuy nhiên, cách làm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn cho người sử dụng nếu không biết dùng đúng cách. Theo đó, khí acetylene sinh ra từ đất đèn không gây ngộ độc lắm nếu chỉ tiếp xúc ở nồng độ thấp dưới 2,5% trong khoảng thời gian ngắn dưới một giờ. Nhưng nếu tiếp xúc ở nồng độ trên 33%, con người có thể bị ngất xỉu. Ngoài ra, khí acetylene có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người trong một thời gian dài.
Cùng trên tờ Sài Gòn tiếp thị online, TS. Phan Thế Đồng, giảng viên Khoa Khoa học công nghệ của Trường Đại học Hoa Sen TP Hồ Chí Minh, cho biết thêm: Trong đất đèn còn có một lượng nhỏ arsenic và phosphor hydride. Khi ăn trái cây có nhiễm arsenic và phosphor hydride có thể bị khó chịu trong dạ dày và rối loạn tiêu hóa, về lâu dài có thể bị tiêu chảy, viêm loét dạ dày và tá tràng.
Việc sử dụng đất đèn để kích chín hoa quả nguy hại là thế, vậy tại sao nó vẫn được sử dụng tùy tiện, công khai trong một thời gian dài mà không có sự quản lý, hướng dẫn, xử lý của cơ quan, ban, ngành, lực lượng chức năng nào?!
Xoài là loại hoa quả được sử dụng nhiều đất đèn để ủ chín. Ảnh: Minh Hằng
(THO) - Hoa quả các loại được xem là “thần dược” đối với sức khỏe, sắc đẹp của con người. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người lại không dám hoặc hạn chế sử dụng loại thực phẩm với nhiều công dụng vượt trội này bởi lo ngại bị tẩm các loại hóa chất kích chín, chống thối độc hại.
Tìm hiểu thực hư về vấn đề này, chúng tôi đã thâm nhập vào chợ đầu mối rau quả thực phẩm Đông Hương, TP Thanh Hóa, nơi cung cấp các loại hoa quả cho hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Từ khoảng 1 đến 5 giờ sáng, chợ tấp nập những chiếc xe tải lớn chở các loại hoa quả về tập kết, khách buôn từ khắp nơi đổ về để lấy hàng.
Trong vai người mới vào nghề buôn hoa quả, tôi đến cửa hàng của bà N., chuyên buôn các loại cam, táo, lê. Lấy cớ đặt mối hàng lâu dài để thủ thỉ, tỉ tê về cách làm cho các loại hoa quả chín nhanh, đẹp, bắt mắt mà vẫn giữ được độ tươi lâu. Tại đây, chúng tôi được bà chia sẻ: Các loại táo, lê đã được “xử lý” cả rồi, nên bảo đảm tươi lâu, màu đẹp, hàng có ế cũng không lo. Còn các loại xoài, na, hồng xiêm, đu đủ... chỉ cần nhét đất đèn vào là chín hết. Vẻ mặt thản nhiên của bà khi nói về cách sử dụng hóa chất cho các loại hoa quả khiến chúng tôi không khỏi rùng mình.
Qua quan sát, chúng tôi thấy, các loại hoa quả sau khi đổ về sẽ được lái buôn phân ra 2 loại: quả xanh, lành lặn và loại chín nẫu, có dấu hiệu dập nát. Theo các chủ cửa hàng: Với loại quả mới nhập về đã chín, có dấu hiệu dập nát sẽ được bán với giá rẻ cho những người chế biến sinh tố hoa quả, nước ép hoa quả; còn những quả xanh, chủ buôn sẽ cho người bọc giấy, xếp cẩn thận vào các thùng xốp, thùng nhựa, kèm theo đó là những gói hóa chất thúc chín.
Tại cửa hàng chuyên bán buôn, bán lẻ các loại hoa quả tươi T.Đ., chợ đầu mối rau quả thực phẩm Đông Hương, TP Thanh Hóa, chúng tôi thấy trên sàn gạch vương vãi thứ bột màu xám với mùi hôi nồng nặc, khó chịu, rồi bịch to, bịch nhỏ được bọc bằng giấy để la liệt. Còn trên mỗi thùng hoa quả có tới hơn chục gói to, nhỏ được bọc bằng giấy cho vào dưới lớp quả. Khi được hỏi về những gói này, chủ cửa hàng cho biết ngay, đấy là đất đèn dùng để kích chín hoa quả. Đối với những thùng hàng cần chín đều trong 1 đến 2 ngày thì cho nhiều gói, còn chưa gấp thì cho ít hơn để quả chín từ từ. Thấy chúng tôi thắc mắc, chủ cửa hàng giải thích thêm: Để tránh bị dập nát trong quá trình vận chuyển, hầu hết các loại quả được nhập về đều xanh, thậm chí là non nên cần phải dùng lượng đất đèn lớn mới làm chúng chín được, biện pháp này được chúng tôi sử dụng lâu nay, bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Không biết vì vô tình hay cố ý hiểu việc sử dụng đất đèn để thúc chín hoa quả là phương pháp ủ truyền thống, an toàn nên các chủ buôn trong chợ cứ ngang nhiên và tùy tiện sử dụng loại hóa chất này mà không hề tuân thủ theo quy định về liều lượng và cách thức. Khi được hỏi rằng họ có ăn loại hoa quả được thúc chín bằng đất đèn không thì chúng tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu!
Lấy cớ xem hàng để mua, chúng tôi cầm một quả xoài trong thùng được cho nhiều đất đèn lên quan sát, quả chín vàng ruộm đều, khi ấn mạnh tay không hề tạo ra độ đàn hồi mà trong trạng thái cứng, không có dấu hiệu dập nát dù đã qua nhiều lần vận chuyển. Ngoài ra, có lẽ do bị bỏ quá nhiều đất đèn nên dù cầm trên tay được một lúc nhưng tôi vẫn cảm nhận được sức nóng tỏa ra từ quả xoài.
Việc sử dụng đất đèn để kích chín hoa quả đã được các chủ buôn áp dụng nhiều năm nay, song điều đáng nói là họ sử dụng hóa chất này rất tùy tiện, với số lượng lớn mà không có sự quản lý hay hướng dẫn của bất cứ đơn vị chức năng hay ban, ngành chuyên môn nào. Trong khi, theo phân tích của TS. Phạm Văn Tấn, Phó giám đốc Phân viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (SIAEP) trên tờ Sài Gòn tiếp thị online: Đất đèn là tên gọi một hợp chất hóa học có công thức CaC2 (calcium carbide), khi cho đất đèn phản ứng với nước sẽ sinh ra khí acetylene (C2H2) hay còn gọi là “khí đá”, khí này có tác dụng làm cho trái cây chín đồng đều và đẹp hơn so với để chín tự nhiên. Để ủ chín, tùy theo từng loại trái cây, có thể phun khí acetylene vào buồng ủ chín đến các nồng độ thích hợp.Tuy nhiên, cách làm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn cho người sử dụng nếu không biết dùng đúng cách. Theo đó, khí acetylene sinh ra từ đất đèn không gây ngộ độc lắm nếu chỉ tiếp xúc ở nồng độ thấp dưới 2,5% trong khoảng thời gian ngắn dưới một giờ. Nhưng nếu tiếp xúc ở nồng độ trên 33%, con người có thể bị ngất xỉu. Ngoài ra, khí acetylene có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người trong một thời gian dài.
Cùng trên tờ Sài Gòn tiếp thị online, TS. Phan Thế Đồng, giảng viên Khoa Khoa học công nghệ của Trường Đại học Hoa Sen TP Hồ Chí Minh, cho biết thêm: Trong đất đèn còn có một lượng nhỏ arsenic và phosphor hydride. Khi ăn trái cây có nhiễm arsenic và phosphor hydride có thể bị khó chịu trong dạ dày và rối loạn tiêu hóa, về lâu dài có thể bị tiêu chảy, viêm loét dạ dày và tá tràng.
Việc sử dụng đất đèn để kích chín hoa quả nguy hại là thế, vậy tại sao nó vẫn được sử dụng tùy tiện, công khai trong một thời gian dài mà không có sự quản lý, hướng dẫn, xử lý của cơ quan, ban, ngành, lực lượng chức năng nào?!