Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Thanh Hóa: Hiệu quả kinh tế-xã hội từ việc sử dụng tốt nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân

Đăng ngày 17 - 07 - 2025
100%

Những năm gần đây, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Thanh Hóa đã trở thành địa chỉ tin cậy, đồng hành cùng nông dân các địa phương phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập. Với việc triển khai hiệu quả các dự án vay vốn ưu đãi, nhiều hội viên nông dân không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Tạo sinh kế bền vững từ vốn vay ưu đãi

Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) được vận hành với mục tiêu ưu tiên vốn vay cho các mô hình phát triển kinh tế gắn với tiềm năng địa phương, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi giá trị.

Thực tế cho thấy, nguồn vốn này không chỉ mang lại điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, mà còn góp phần thay đổi phương thức canh tác, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả sử dụng đất đai.

Tính đến nay, Quỹ HTND toàn tỉnh Thanh Hóa đang quản lý hơn 54 tỷ đồng, hỗ trợ 996 hộ vay thực hiện 547 dự án. Các dự án tập trung vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề nông thôn, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Nhiều mô hình đạt hiệu quả cao như: dự án "Mở rộng liên kết nuôi gà đồi theo tiêu chuẩn VietGAHP" tại xã Xuân Hưng; dự án “Trồng cây lá dong gắn với sản xuất bánh lá răng bừa truyền thống và xây dựng sản phẩm OCOP” tại xã Thạch Bình; dự án "Trồng đào cảnh" tại xã Thọ Phú; "Trồng rau an toàn đạt chuẩn VietGAP" tại xã Hoằng Giang và Nông Cống.

Một số dự án phát triển làng nghề như: "Sản xuất hàng mỹ nghệ từ tre, nứa" tại phường Hàm Rồng; "Chế biến và kinh doanh nước mắm gắn với sản phẩm OCOP" tại phường Tĩnh Gia… đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, xây dựng các hợp tác xã (HTX), phát triển sản phẩm OCOP, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và sản phẩm đặc trưng của các địa phương.

Đẩy mạnh liên kết, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm

Việc triển khai cho vay theo dự án tổ hợp tác, hợp tác xã giúp hình thành các mô hình sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung. Qua đó, thay đổi tư duy sản xuất của nông dân, khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất, nâng cao chất lượng nông sản. Các hộ tham gia dự án có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm, liên kết mua vật tư đầu vào và tiêu thụ đầu ra, góp phần tổ chức sản xuất hiệu quả, bền vững.

 

Lễ ra mắt tổ hợp tác, tổ hội nông dân nghề nghiệp thâm canh cây sắn dây lấy bột và giải ngân dự án quỹ hỗ trợ nông dân trung ương.

Từ nguồn vốn Quỹ HTND Trung ương và tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2025, Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh đã chỉ đạo thành lập 24 tổ hợp tác, 2 hợp tác xã và hỗ trợ 295 doanh nghiệp do nông dân làm chủ.

Bên cạnh hoạt động tín dụng, các cấp Hội Nông dân (HND) tỉnh Thanh Hóa còn đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật thông qua tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ. Năm qua, HND tỉnh đã tổ chức 5 lớp tập huấn về quản lý Quỹ HTND cho 850 lượt cán bộ; phối hợp tổ chức 3.308 lớp chuyển giao KHKT cho hơn 330.000 lượt cán bộ, hội viên; 15 lớp kiến thức an toàn thực phẩm, 35 lớp bảo vệ môi trường, 5 lớp kỹ thuật chăn nuôi, 3 lớp về xây dựng thương hiệu nông sản và nhiều lớp bồi dưỡng liên quan đến kinh tế hợp tác, OCOP, Luật HTX...

 

Nhờ đó, cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức, kỹ năng sản xuất, mạnh dạn đầu tư vốn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, lựa chọn giống cây trồng – vật nuôi năng suất cao, phù hợp với điều kiện từng địa phương.

Cùng với việc nâng cao năng lực quản lý vốn và tổ chức tập huấn, HND tỉnh Thanh Hóa còn tăng cường phối hợp với các ngành, đơn vị chuyên môn hỗ trợ nông dân sử dụng vốn hiệu quả. Các chương trình chuyển giao KHKT, hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu sinh học, kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt giúp hội viên nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, nhất là trong điều kiện ứng dụng công nghệ cao và tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Ông Nguyễn Hữu Đồng, Phó Chủ tịch HND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Những năm qua, công tác triển khai vốn vay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp Hội tổ chức xét chọn hộ vay, xây dựng dự án, hướng dẫn thủ tục và giải ngân đúng quy định. Nguồn vốn không chỉ hỗ trợ phát triển kinh tế, mà còn thúc đẩy phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi; mở rộng quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm và góp phần đẩy mạnh công tác Hội, thu hút đông đảo hội viên tham gia.

Hội Nông dân xã Đồng lương tổ chức hội nghị công bố các quyết định và họp BCH đầu tiên.

Trong thời gian tới, HND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa Quỹ HTND, xác định đúng đối tượng vay vốn, xây dựng dự án phù hợp thực tế, đồng thời nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, Hội sẽ đẩy mạnh vận động các nguồn lực để tăng quy mô Quỹ, tạo điều kiện cho nhiều hội viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất.

Có thể khẳng định, Quỹ Hỗ trợ nông dân không chỉ góp phần giúp hội viên nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, mà còn trở thành điểm tựa quan trọng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Lễ ra mắt tổ hợp tác, tổ hội nông dân nghề nghiệp thâm canh cây sắn dây lấy bột và giải ngân dự án quỹ hỗ trợ nông dân trung ương.

Từ nguồn vốn Quỹ HTND Trung ương và tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2025, Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh đã chỉ đạo thành lập 24 tổ hợp tác, 2 hợp tác xã và hỗ trợ 295 doanh nghiệp do nông dân làm chủ.

Bên cạnh hoạt động tín dụng, các cấp Hội Nông dân (HND) tỉnh Thanh Hóa còn đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật thông qua tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ. Năm qua, HND tỉnh đã tổ chức 5 lớp tập huấn về quản lý Quỹ HTND cho 850 lượt cán bộ; phối hợp tổ chức 3.308 lớp chuyển giao KHKT cho hơn 330.000 lượt cán bộ, hội viên; 15 lớp kiến thức an toàn thực phẩm, 35 lớp bảo vệ môi trường, 5 lớp kỹ thuật chăn nuôi, 3 lớp về xây dựng thương hiệu nông sản và nhiều lớp bồi dưỡng liên quan đến kinh tế hợp tác, OCOP, Luật HTX...

 

Nhờ đó, cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức, kỹ năng sản xuất, mạnh dạn đầu tư vốn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, lựa chọn giống cây trồng – vật nuôi năng suất cao, phù hợp với điều kiện từng địa phương.

Cùng với việc nâng cao năng lực quản lý vốn và tổ chức tập huấn, HND tỉnh Thanh Hóa còn tăng cường phối hợp với các ngành, đơn vị chuyên môn hỗ trợ nông dân sử dụng vốn hiệu quả. Các chương trình chuyển giao KHKT, hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu sinh học, kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt giúp hội viên nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, nhất là trong điều kiện ứng dụng công nghệ cao và tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Ông Nguyễn Hữu Đồng, Phó Chủ tịch HND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Những năm qua, công tác triển khai vốn vay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp Hội tổ chức xét chọn hộ vay, xây dựng dự án, hướng dẫn thủ tục và giải ngân đúng quy định. Nguồn vốn không chỉ hỗ trợ phát triển kinh tế, mà còn thúc đẩy phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi; mở rộng quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm và góp phần đẩy mạnh công tác Hội, thu hút đông đảo hội viên tham gia.

Hội Nông dân xã Đồng lương tổ chức hội nghị công bố các quyết định và họp BCH đầu tiên.

Trong thời gian tới, HND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa Quỹ HTND, xác định đúng đối tượng vay vốn, xây dựng dự án phù hợp thực tế, đồng thời nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, Hội sẽ đẩy mạnh vận động các nguồn lực để tăng quy mô Quỹ, tạo điều kiện cho nhiều hội viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất.

Có thể khẳng định, Quỹ Hỗ trợ nông dân không chỉ góp phần giúp hội viên nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, mà còn trở thành điểm tựa quan trọng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

<

Tin mới nhất