Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Tận dụng bã mía nuôi tôm an toàn sinh học giúp cải thiện năng suất

Đăng ngày 23 - 07 - 2015
100%

Mô hình nuôi tôm an toàn sinh học bằng cách tận dụng bã mía được xem là giải pháp đơn giản mà hiệu quả giúp tăng năng suất, hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh gây ô nhiễm.

Theo tin tức từ báo Kinh tế Nông thôn, trong hoạt động nuôi tôm nước lợ, sự tích lũy các hợp chất hữu cơ chứa nitơ trong ao dẫn đến môi trường ao nuôi bị ô nhiễm là vấn đề thường gặp phải. Nguyên nhân là do cơ thể tôm chỉ có thể hấp thụ 20-30% protein trong thức ăn, phần còn lại sẽ thải ra môi trường bên ngoài qua phân; cộng với việc quản lý thức ăn của nông dân chưa tốt dẫn đến thức ăn dư thừa. Các hợp chất tích tụ dưới đáy ao sẽ chuyển thành amoniac (NH3).

Trước tình trạng trên, ông Võ Hồng Ngoãn - “vua tôm” ở xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) - đã tìm tòi và thực hiện thành công mô hình nuôi tôm an toàn sinh học bằng phương pháp tận dụng chất thải từ cây mía. Điểm đặc biệt của mô hình này là từ khâu cải tạo ao cho đến ngày thu hoạch, người nuôi chỉ cần bón bột bã mía trong ao mà không cần dùng đến bất kỳ một loại hóa chất nuôi trồng thủy sản nào khác.

Theo ông Ngoãn: “Bột bã mía sẽ làm cho độ kiềm và độ pH trong ao nuôi luôn ổn định, nước trong ao luôn dồi dào nguồn vi sinh vật có lợi, và gần như không có vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (loại vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm). Từ đó, nông dân giảm nguy cơ rủi ro trong nuôi tôm. Không chỉ vậy, việc nuôi tôm bằng bột bã mía còn giúp tái tạo môi trường ở những ao nuôi nhiễm hóa chất từ những vụ tôm trước”.

Phương pháp nuôi tôm an toàn sinh học từ việc sử dụng bã mía bước đầu đem lại hiệu quả và an toàn (tất nhiên cũng cần có sự thẩm định một cách khoa học) đã góp phần giải quyết tình trạng treo ao vì ô nhiễm môi trường của nhiều nông dân hiện nay, Zing News đưa tin.

TS.Vũ Anh Tuấn, Phân viện trưởng Phân viện Thủy sản Minh Hải (Cà Mau), người đã khảo sát, nghiên cứu và nuôi thử nghiệm phương pháp nuôi tôm bằng bã mía nhận định, phương pháp này có thể nói là thành công nhất hiện nay dù không phải 100% tôm không bị bệnh nhưng tỷ lệ chết giảm.

Theo ông Tuấn, bột bã mía thường được dùng cho trồng trọt để bổ sung các chất như: sắt, kẽm, phốtpho cho cây. Ở trong nước, bột bã mía giúp bổ sung chất khoáng cho hệ thực vật như tảo phát triển. Khi ứng dụng phương pháp này, hệ vi sinh vật có lợi phát triển rất tốt, từ đó làm pH trong nước ổn định.

<

Tin mới nhất

Tháo gỡ khó khăn trong áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp(19/10/2024 6:57 CH)

Thanh Hóa: Trên 500 cán bộ, hội viên nông dân được tập huấn cài đặt App nền tảng số Nông dân Việt...(31/08/2024 12:06 CH)

Huyện Đông Sơn triển khai cài đặt App "Nền tảng số Nông dân Việt Nam" tới cán bộ, hội viên(31/08/2024 11:47 SA)

Tăng cường kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho đàn gia súc, gia cầm(23/05/2024 2:44 CH)

Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng vụ xuân(23/05/2024 2:30 CH)

Phương pháp canh tác lúa thân thiện môi trường và kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI(06/09/2022 9:57 SA)

Chủ động phòng, trừ bệnh đạo ôn hại lúa đông xuân(09/03/2022 10:55 SA)

Khẩn trương chỉ đạo, tổ chức tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2022(18/02/2022 10:19 SA)