Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

  • Những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu thị trường trong việc tìm kiếm, tiêu thụ các sản phẩm từ vật nuôi, con đặc sản, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư phát triển mô hình nuôi con đặc sản nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

  • Những năm gần đây, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là động lực tác động, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của TP Thanh Hóa phát triển.

  • Trong các ngày từ 12-14/11, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế cho hội viên nông dân xã Yên Phong, huyện Yên Định. Về dự và chỉ đạo Hội nghị tập huấn có đồng chí Lê Tuấn Anh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo HND tỉnh; các đồng chí đại diện Phòng Nông nghiệp huyện; Đảng ủy, UBND Thị trấn; giảng viên TOT; Chủ tịch HND xã cùng 50 hội viên nông dân.

  • Nhanh, tiện ích, chính xác, hiệu quả, đây được xem là những ưu điểm của công nghệ trong thời 4.0. Chính vì vậy, hội viên nông dân đã tích cực tận dụng công nghệ, góp phần tăng giá trị thu nhập không chỉ cho gia đình mà còn tạo sức lan tỏa tới cộng đồng...

  • Từ ngày 9-11/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội Nông dân huyện Yên Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi, trùn quế tại xã Định Long.

  • Trong các ngày từ 24-27/10, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi và nuôi giun quế cho hội viên nông dân Thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương. Về dự và chỉ đạo Hội nghị tập huấn có đồng chí Lê Tuấn Anh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo HND tỉnh; các đồng chí đại diện Phòng Nông nghiệp huyện; Đảng ủy, UBND Thị trấn; giảng viên TOT của Dự án; Chủ tịch HND xã cùng 50 hội viên nông dân.

  • Với những cách làm sáng tạo, hiệu quả, những năm qua phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng ở các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh. Phong trào đã thực sự tạo không khí thi đua sôi nổi, góp phần cổ vũ, động viên tinh thần, ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên trong hội viên, nông dân. Từ phong trào, nhiều nông dân đã vươn lên trở thành những hộ khá, hộ giàu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

  • Trải qua nhiều nghề khác nhau, năm 2015 anh Hoàng Anh Tú, trai làng Thọ Lộc, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá quyết định bỏ việc quản lý khách sạn trở về quê hương làm nông dân, nuôi 300 con gà thịt. Sau 7 năm lăn lộn, hiện anh có trang trại nuôi gà đẻ trứng với 7.000 con, doanh thu hơn 2 tỷ/năm.

  • Chiều 4-5, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức triển khai Dự án và ra mắt HTX “Trồng và kinh doanh cây đào, cây cảnh" tại xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn. Đây là Dự án sử dụng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương.

  • Ngày 13-12, Hội Nông dân (HND) tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức giải ngân nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân cho Dự án “Sản xuất và tiêu thụ mật mía". Tại buổi giải ngân, HND huyện Thạch Thành đã ra mắt Tổ Hội Nông dân sản xuất và tiêu thụ mật mía thôn Thanh Giang, xã Thạch Bình.

  • HTX nông nghiệp hữu cơ Quang Minh Bỉm Sơn thành lập tháng 12-2020 với 29 thành viên. HTX chuyên trồng các sản phẩm rau, quả gồm rau má, diếp cá, dọc mùng, cải ngồng, cải bắp, súp lơ, bông hẹ; dưa chuột baby, dưa lê, cà chua… với sản lượng dự kiến đạt 200 tấn/năm.

  • Anh Nguyễn Đức Hữu 29 tuổi, thôn Đồi Thợi, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc đang sản xuất thành công với việc phát triển kinh tế gia trại chăn nuôi. Để làm được điều này, ngoài việc chăm chỉ, chịu khó và không ngừng tích lũy kiến thức, anh còn được biết đến là một tấm gương lao động hăng say, có ý chí và nghị lực vươn lên. Một điển hình tiêu biểu trong việc học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của địa phương.

  • Sau hơn 5 năm thành lập, Tổ hợp tác chăn nuôi dê xã Cao Ngọc với 5 thành viên đã phát triển lên thành Hợp tác xã (HTX) với 18 thành viên. Cũng con nuôi ấy, nhưng với ưu thế của kinh tế tập thể, chất lượng đàn dê được nâng cao, sản phẩm của họ vươn xa đến với người tiêu dùng khắp nơi. Thương hiệu dê Cao Ngọc đã được khẳng định, thu nhập, đời sống của các thành viên HTX được nâng lên rõ rệt.

  • Vượt qua khó khăn, học hỏi, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, anh Lê Văn Nhất, thôn Tam Đồng, xã Định Tiến, huyện Yên Định đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu bằng trang trại nuôi gà khép kín. Tấm gương lao động của anh là điển hình tiêu biểu cho việc học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

  • Trồng rừng và xây dựng trang trại đi đôi với công tác bảo vệ môi trường đang được anh Bùi Văn Duy, thôn 6, xã Xuân Du, huyện Như Thanh đầu tư thực hiện một cách hiệu quả. Vốn đã trải qua rất nhiều nghề như lái xe đường dài, buôn bán…nhưng với niềm đam mê trang trại đã thôi thúc anh trở về địa phương phát triển kinh tế.

  • Khao khát được làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Lê Đình Trúc xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, luôn nung nấu và nuôi dưỡng ý tưởng phát triển kinh tế trang trại. Năng động, cần cù, quyết đoán, vừa làm vừa học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, anh đã thành công với mô hình nuôi trồng và chế biến nấm nông nghiệp công nghệ cao, thành lập Hợp tác xã (HTX) nông sản hữu cơ mang tên Trúc Phượng.

1 2 3 4 5 6