Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

  • Chạy dọc theo con đê xã Đa Lộc (Hậu Lộc) là những cánh rừng ngập mặn xanh mát trải dài hàng cây số, được ví như “bức tường sống” vững chãi chắn sóng hữu hiệu. Không chỉ đóng vai trò, chức năng phòng hộ, dưới chân rừng ngập mặn còn được người dân tận dụng mặt nước để khai thác các loài thủy hải sản. Đặc biệt, cứ đến mùa hoa sú vẹt, hoa bần đua nở, người nuôi ong ở đây lại tất bật mang bầy ong của mình đi đến những cánh rừng đầy hoa. Suốt mấy chục năm qua, nghề nuôi ong lấy mật đã gắn bó với người dân Đa Lộc và trở thành một trong những nghề có thu nhập chính, góp phần mang lại dư vị ngọt ngào cho vùng biển này.

  • Là thành viên trong gia đình có truyền thống làm nước mắm, bà Nguyễn Thị Gái đã nghiên cứu và sản xuất thành công nước mắm cốt nhỉ, góp phần nâng tầm giá trị nước mắm truyền thống quê hương.

  • UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1114/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) cấp tỉnh đợt 1, năm 2021.

  • Không chỉ góp mặt trong bữa cơm những ngày lễ tết, nem chua còn là món quà đãi khách quý đến chơi của người Thanh Hóa.

  • Chè lam là đặc sản nổi tiếng ở xứ Thanh, chè lam thường được làm vào các dịp lễ tết trước là để cúng tổ tiên sau là món ăn mừng đầu xuân năm mới. Độc đáo nhất là chè lam Phủ Quảng, nay là thị trấn Vĩnh Lộc thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

  • Làng Chi Nê, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một địa danh từ lâu đã nổi tiếng với đặc sản rượu Chi nê. Ngôi làng này có truyền thống nấu rượu lâu đời, từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc đây là nơi chuyên cung cấp rượu cho các quan lại trong triều và các sỹ quan cao cấp của quân đội Pháp. Rượu Chi nê được sản xuất từ nguyên liệu gạo nếp quê trồng trên triền núi kết hợp với nguồn nước tinh khiết lấy từ mạch núi đá ngầm có độ cao gần 1.000m, lên men bằng công nghệ cổ truyền với 36 vị thuốc bắc và được chưng cất bằng công nghệ truyền thống. Vừa mở nút chai rượu Chi Nê ra là ta đã cảm nhận được sự hấp dẫn, lôi cuốn đặc biệt của hương nếp mới quyện lẫn vào với hương thơm dịu mát của 36 vị thuốc bắc. Mặc dù rượu gần 40 độ, tuy nhiên khi uống ta không hề cảm thấy nóng rát mà ngược lại rất êm dịu, thơm thảo. Cái vị cay cay, tê tê nơi đầu lưỡi dần lan tỏa làm con người ta có cảm giác lâng lâng, bay bổng, tuy say nhưng không gây cảm giác đau đầu hoặc nhức đầu.

  • Nghề nấu rượu men lá không biết đã có từ bao giờ, nhưng những Người Thái nơi đây đến bây giờ vẫn giữ được những bí quyết riêng để tạo nên hương vị của loại thức uống đặc biệt này.

  • Ba làng - Tĩnh Gia là một huyện duyên hải của Thanh Hóa, nơi có các làng chài truyền thống với các sản vật nổi tiếng như mắm chắt cá cơm, mắm tôm ba làng, cá thu nướng…Địa danh Ba làng là một trong những nơi đầu tiên đạo Thiên Chúa Giáo được truyền thụ vào Việt Nam. Mảnh đất này còn là nơi giao thoa văn hóa giữa Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Các loại mắm tôm mắm cá là thành quả của những vụ mùa đánh bắt bội thu của biển. Nghề làm mắm có lẽ bắt nguồn từ đó. Theo những bậc cao niên trong làng kể lại thì nghề làm mắm có từ rất xa xưa do cá bắt được nhiều không dùng hết nên ngư dân cổ đã nghĩ ra cách muối cá để dành và tinh túy của cá muối là thứ nước chấm vàng óng, đặc sánh và thơm lừng mà bà con gọi là mắm chắt.

  • Đất nước Việt Nam có muôn nghìn hoa lá, cây trái khác nhau và cũng có vô vàn loại bánh khác nhau. Hoa quả bánh trái cũng phong phú diệu kỳ như thiên nhiên vậy. Trong số đó có loại bánh gai thường được làm ở nhiều nơi, nhưng thơm ngon mang đậm hương vị quê hương, người khắp vùng gần xa ai cũng khen ngợi, được ăn một lần sẽ nhớ mãi đến già là bánh gai làng Mía, xã Tứ Trụ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

1