Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Ý chí vượt khó thoát nghèo của Người nông dân trẻ Nguyễn Mạnh Cường

Đăng ngày 26 - 09 - 2016
100%

Dù năm nay chỉ mới hơn 30 tuổi nhưng với ý chí mạnh mẽ và sự nỗ lực, cố gắng vươn lên thoát khỏi đói nghèo, anh Nguyễn Mạnh Cường, hội viên nông dân xã Hà Phong, huyện Hà Trung đã là chủ cơ sở sản xuất tăm bông đạt doanh thu hàng tỷ đồng một năm.

Bố mẹ anh Cường  sinh được 3 anh em. Năm 1999 khi đang học cấp 3, do bố bị bệnh nặng mất đột ngột, mẹ nghỉ chế độ mất sức lao động, thu nhập thấp nên kinh tế trong gia đình anh  gặp rất nhiều khó khăn, mình mẹ không đủ sức nuôi ba anh em cùng học đại học. Vì thế anh Cường đành bỏ dở giấc mơ học đại học để bước vào đường đời kiếm sống. 
Bôn ba nhiều nơi, làm qua nhiều việc, trải qua nhiều vất vả khó khăn của cuộc sống, trên mọi miền đất nước từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2007, sau một thời gian tìm hiểu và quan sát thị trường tiêu dùng, anh Cường nhận thấy rằng mình có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, đó là đầu tư sản xuất tăm tre.
  
Ban đầu, vì đây là nghề sản xuất mới nên anh  gặp rất nhiều khó khăn như về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm vận hành máy móc thiết bị, đầu ra cho sản phẩm... Và khó khăn nhất, đó chính là vấn đề tiền vốn. Là hội viên Hội Nông dân nên anh Cường đã được Hội Nông dân tư vấn, giúp đỡ tín chấp với Ngân hàng cho vay được 20 triệu, ngoài ra, anh vay mượn thêm của anh em, họ hàng được 30 triệu. Tổng tiền vốn ban đầu có 50 triệu đồng, chỉ đủ  để anh mua một máy làm tăm, xây dựng nhà xưởng nhỏ và mua một ít nguyên liệu để sản xuất. Chăm chỉ, cặm cụi từng bước một, làm ăn có hiệu quả, anh Cường tích lũy mua thêm máy, mở rộng nhà xưởng sản xuất.
 Đến năm 2010, anh Cường mạnh dạn đầu tư thêm máy sản xuất tăm bông vệ sinh để đa dạng hóa sản phẩm. Bước đầu cũng gặp nhiều khó khăn, nguyên phụ liệu sản xuất không sẵn có tại địa phương mà hoàn toàn phải nhập từ các tỉnh khác, máy móc, linh kiện hiếm nên mỗi khi hỏng hóc, trục trặc phải ra Hà Nội hay vào TP Hồ Chí Minh để tìm thiết bị thay thế… nhưng nhờ có sự động viên kịp thời của gia đình, bạn bè, các đoàn thể chính trị xã hội địa phương đã giúp tôi thêm quyết tâm để vượt qua. 
Từ năm 2012-2014, trong quá trình sản xuất kinh doanh, do đã học hỏi đúc kết được nhiều kinh nghiệm, bên cạnh đó, được các cấp ủy, chính quyền tạo môi trường pháp lý để mở rộng sản xuất kinh doanh, bà con làng xóm đồng tình ủng hộ. Do đó, cơ sở sản xuất của anh Cường dần đi vào ổn định và phát triển, đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Sản phẩm tăm, bông được  thị trường trong huyện, tỉnh và ngoài tỉnh chấp nhận với nhãn hiệu “Tăm tre, tăm bông Mạnh Cường”. 
Từ năm 2012-2015, cơ sở của anh Cường đã tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động tại làng, xã, mỗi lao động có mức thu nhập ổn định 2,5 triệu đến 4 triệu đồng người/tháng. Và giúp đỡ tạo công ăn việc làm cho 2 hộ trong xã vươn lên thoát nghèo. Tổng doanh thu từ năm 2012 đến năm 2014 mỗi năm từ 3,5 tỷ đến 4 tỷ đồng. Trừ chi phí sản xuất lãi còn  từ 300- 400 triệu đồng trên năm, thu nhập đầu người từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng.
Bản thân và gia đình anh Cường luôn chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và  quy định của địa phương, đóng góp nộp thuế đầy đủ cho nhà nước, làm công tác từ thiện khi nhà nước và địa phương phát động. Tích cực  tham gia xây dựng và sinh hoạt các tổ chức Hội. Trong 3 năm liên tục từ 2012, 2013 và 2014 anh đã được Chủ tịch UBND xã tặng Giấy khen; năm 2014 được Chủ tịch UBND huyện Hà Trung tặng Bằng khen Hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2012-2014.
Với những thành tích nổi bật trong sản xuất kinh doanh, anh Cường đã được bầu chọn đại diện cho hội viên, nông dân huyện Hà Trung về dự Hội nghị điển hình, sản xuất kinh doanh giỏi toàn tỉnh. Dù vậy, theo người nông dân trẻ tuổi giỏi giang này thì: “tôi thấy thành tích của mình còn quá khiêm tốn so với nhiều hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh Thanh Hóa. Về dự hội nghị thực sự là cơ hội để tôi được mở rông tầm nhìn, là những bài học kinh nghiệm quý báu giúp tôi tiếp tục phấn đấu vươn lên. Với quyết tâm của tuổi trẻ, tôi hy vọng trong thời gian tới, sẽ tiếp tục được có mặt tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến tiếp theo với thành tích cao hơn và sánh được cùng với các đàn anh, đàn chị nông dân tiêu biểu của tỉnh nhà”.
    

 

<

Tin mới nhất

Hơn 150 hội viên nông dân được tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông sản thực...(19/04/2024 4:18 CH)

Bàn giao thiết bị hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình xử lý rác thải thân thiện môi trường(15/04/2024 11:16 SA)

Hội nghị truyền thông Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam" tại...(15/04/2024 10:57 SA)

Thanh Hoá: Hội vận động nông dân xử lý rác, giảm phát thải khí nhà kính(15/04/2024 10:55 SA)

Nông dân Thanh Hóa đồng lòng xây dựng Nông thôn mới(19/03/2024 8:29 SA)

Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật xây dựng nhà màng, thủ tục chuyển...(19/03/2024 8:20 SA)

Hội Nông dân thành phố Thanh Hóa hỗ trợ gà giống cho các hộ nghèo(19/01/2024 4:31 CH)

Tập huấn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho cán bộ hội nông dân cấp xã(09/11/2023 5:00 CH)