Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Hiệu quả mô hình nuôi ếch bằng lồng lưới tại xã Quảng Phú

Đăng ngày 04 - 08 - 2020
100%

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân ở xã Quảng Phú, TP Thanh Hóa đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình.

Hiệu quả mô hình nuôi ếch bằng lồng lưới tại xã Quảng PhúMô hình nuôi ếch bằng lồng lưới tại xã Quảng Phú, TP Thanh Hóa.

Mô hình nuôi ếch thương phẩm bằng lồng lưới kết hợp với nuôi cá, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm môi trường của gia đình ông Hoàng Như Đốc, thôn 6 là một trong những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần được nhân rộng.

Trước năm 2016, gia đình ông Hoàng Như Đốc đã đầu tư nuôi ếch thương phẩm. Nhưng khi đó, ông nuôi theo hình thức cắm cọc bằng tre luồng. Nhận thấy hiệu quả không cao, nên năm 2017 ông chuyển đổi sang đầu tư nuôi ếch bằng lồng lưới kết hợp nuôi cá trắm, cá rô phi đầu vuông. Mô hình nuôi ếch trong lồng lưới kết hợp nuôi cá tận dụng được diện tích mặt nước sông, hồ, giảm thiểu thất thoát do ngập lụt và giải quyết được khó khăn trong khâu thu hoạch; thời gian nuôi ếch ngắn, trong vòng 2 tháng đã cho thu hoạch nên có khả năng quay vòng vốn nhanh... Với 16 ô lồng, mỗi lồng có diện tích 10m2, mỗi năm ông Đốc nuôi 5 lứa ếch thương phẩm, mỗi lứa hơn 20 nghìn con giống. Riêng năm 2019, ông đầu tư nuôi gần 200 nghìn con ếch thịt, xuất bán 36 tấn, thu lãi hơn 300 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn thu hoạch 10 tấn cá trắm, cá rô phi đầu vuông, thu lãi hơn 120 triệu đồng. Thời điểm này, ông Đốc đang thu hoạch lứa ếch thứ hai trong năm với sản lượng ước đạt khoảng 3,5 tấn, với giá từ 40 đến 47 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông thu lãi khoảng 50 triệu đồng/lứa.

Ông Đốc chia sẻ: Nuôi ếch thương phẩm theo hình thức nuôi lồng lưới nổi trên sông, nếu chú ý đến vấn đề vệ sinh, dinh dưỡng đúng cách và phòng bệnh tốt cho ếch thì sẽ thành công. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên tại địa phương phù hợp để phát triển mô hình này, nhu cầu tiêu thụ của thị trường khá ổn định cũng là một trong những yếu tố tạo sự thuận lợi cho đầu ra sản phẩm. Đây là mô hình có thể nhân rộng để cải thiện thu nhập cho người dân trong vùng. Mặc dù chi phí đầu tư cao nhưng bù lại có nhiều ưu điểm, như: Khung lồng sử dụng được nhiều năm, chỉ thay lưới 1 năm 1 lần; giảm công lao động, dễ vệ sinh, nhất là do có hệ thống phao nổi cố định nên lồng bè tự động nâng lên, hạ xuống theo mực nước, từ đó tạo điều kiện cho ếch phát triển tốt nhất; đồng thời, tiện dụng về khâu quản lý, chăm sóc, thu hoạch ếch. Ngoài ra, để phòng trừ dịch bệnh, tăng sức đề kháng cho ếch, ông sử dụng tỏi ta xay nhuyễn, phối trộn tỷ lệ 5 kg bột với 5 lạng tỏi, sau 15 phút cho ếch ăn. Mỗi lứa ếch trung bình từ 38 đến 50 ngày do đó cần triển khai nuôi gối vụ để đạt hiệu quả cao nhất.

Việc thay đổi phương thức nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, nuôi ếch bằng lồng lưới kết hợp nuôi cá dưới ao như gia đình ông Đốc đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên 1 đơn vị diện tích. Hiện nay, mô hình nuôi ếch thương phẩm bằng lồng lưới kết hợp với nuôi cá của gia đình ông Đốc được nhiều nông dân trong xã đến học tập, làm theo.

<

Tin mới nhất

Thông báo về việc đăng ký tham gia Dự án liên kết hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị,...(17/04/2024 5:21 CH)

3 tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân Thanh Hoá tập huấn KHKT cho 10.050 lượt hội viên(15/04/2024 11:37 SA)

Nông dân xã Phú Nhuận ở Thanh Hóa nuôi con đặc sản, bán đắt tiền, thu nhập tăng lên thấy rõ(15/04/2024 11:03 SA)

Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa quyết tâm sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống(15/04/2024 10:52 SA)

Tập huấn nghiệp vụ công tác Hội Nông dân năm 2024(19/03/2024 8:43 SA)

Triển khai Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị và nhiều nội dung quan trọng(19/03/2024 8:37 SA)

Hội nông dân các cấp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống hội viên(19/03/2024 8:25 SA)

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền...(28/02/2024 8:20 SA)