Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

  • Ông Trần Bình Quân, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định những tác động tích cực và hiệu ứng lan tỏa của các bài báo trên Nông thôn Ngày nay/Dân Việt trong cuộc trò chuyện với phóng viên Dân Việt trước thềm lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động giữa Báo NTNN/Dân Việt và Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa.

  • Với 508 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, Thanh Hóa trở thành một trong những địa phương có số lượng sản phẩm được công nhận nhiều nhất tại khu vực miền Trung và nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao thì vẫn còn một số sản phẩm “loay hoay” với bài toán chinh phục, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

  • Ngày 15/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40-CT/TW).

  • Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW (sau đây gọi tắt là CT40), ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH), hoạt động TDCSXH trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã có nhiều chuyển biến rõ nét, quy mô tăng trưởng tín dụng mở rộng, bảo đảm nguồn vốn đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

  • Đến thăm những cánh đồng trồng đào, quất trên địa bàn 2 xã Hợp Lý và Hợp Tiến (Triệu Sơn) những ngày này người dân đang tất bật thực hiện các công đoạn chăm sóc để có được vườn đào, quất đẹp nhất phục vụ thị trường Tết Giáp Thìn năm 2024.

  • Thời gian qua, các ban, sở, ngành, địa phương trong tỉnh quan tâm triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo ở mỗi địa phương.

  • Ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp được xem là xu hướng tất yếu để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng an toàn, hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, việc áp dụng vào thực tế sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

  • Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thiệu Viên (Thiệu Hóa) đã phát huy tinh thần ngoan cường của vùng quê cách mạng, nêu cao tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực XDNTM nâng cao.

  • Hiện nay, tiến độ trồng gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh chậm so với kế hoạch đề ra. Vì vậy, ngành nông nghiệp, các địa phương và Công ty CP Nông nghiệp An Phước đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ trồng cây gai nguyên liệu trong vụ thu năm 2022.

  • Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, từ ngày mùng 4 tết (tức ngày 4-2), bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đã nô nức xuống đồng sản xuất vụ đông xuân. Phần vì để kịp lịch thời vụ, phần bởi mong muốn “lấy khước” để cả năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

  • Sản xuất nông nghiệp giờ không thể trông trời, trông đất, trông mưa,... mà phải trông vào dữ liệu. Thế nên, 9 triệu hộ nông dân phải cùng số hoá làm cuộc “đại thay đổi” trên 7 triệu mảnh ruộng, dựng kho dữ liệu để tiến lên làm ăn lớn.

  • Thực hiện nhiệm vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) năm 2021, ngay từ đầu năm, Ban quản lý Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa (Ban quản lý Quỹ) đã bám sát chỉ đạo của tỉnh, triển khai đảm bảo kế hoạch, tiến độ. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách về chi trả DVMTR đến các cấp, các ngành, người dân và các đơn vị sử dụng dịch vụ và cung cấp DVMTR.

  • Những năm qua, nghề sản xuất và di ương cá giống đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thủy sản ở thị trấn Tân Phong (Quảng Xương). Mô hình này ngày càng phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động.

  • Ngày 6-12, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2021; cho ý kiến vào mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2022 và nhiều nội dung quan trọng khác.

  • Vụ đông năm 2021-2022 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như thời tiết diễn biến phức tạp, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, dịch bệnh COVID-19 làm ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản,... Trước thực trạng đó, với quyết tâm đạt mục tiêu cả về diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, HTX đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân.

  • Hiện nay, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đang được duy trì ổn định, tính đến tháng 10-2021, đàn trâu 190.000 con, sản lượng trâu hơi xuất chuồng 3.400 tấn; đàn bò 260.000 con, sản lượng bò hơi xuất chuồng 4.800 tấn, sữa bò tươi 18.000 tấn; đàn lợn 1.150.000 con, sản lượng lợn hơi xuất chuồng 38.000 tấn; gia cầm 22 triệu con, sản lượng gà hơi xuất chuồng 16.000 tấn, sản lượng trứng 45 triệu quả. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mức tiêu thụ sản phẩm thịt trâu, bò đang có xu hướng giảm, số lượng trâu, bò xuất bán ra chỉ đạt 200 - 300 con/tháng. Đàn lợn và đàn gia cầm hiện nay đang bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh COVID-19, do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, việc hạn chế đi lại ở nhiều địa phương làm cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lợn, thịt gia cầm giảm mạnh, lượng lợn quá lứa xuất bán tại các trang trại đang còn nhiều.

1 2 3 4 5 6