1. Kỹ thuật tưới ướt khô xem kẽ
* Phương pháp tưới nước “Ướt - khô xen kẽ” hay “Nông - Lộ - Phơi” cho lúa (Áp dụng cho lúa gieo sạ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cho đến Đồng bằng sông Cửu Long với giống lúa có thời gian sinh trưởng khoảng 100 -120 ngày).
- Giai đoạn mạ (từ 0 - 7 ngày sau sạ): đất chỉ cần đủ ẩm cho rễ phát triển bám vào đất và mầm lúa phát triển.
- Giai đoạn mạ (từ 7-20 ngày sau sạ): giữ mực nước cao khoảng 1-3cm, duy trì liên tục mực nước để hạn chế sự phát triển của cỏ dại.
- Giai đoạn đẻ nhánh (từ 20- 30 ngày sau sạ): lúa bắt đầu đẻ nhánh đến đẻ nhánh tối đa, quyết định số bông/m2. Giai đoạn này rất cần nước nhưng nếu quá nhiều nước sẽ hạn chế sự đẻ nhánh, do đó để mực nước xâm xấp (1-2 cm).
- Giai đoạn đứng cái (từ 30 - 40 ngày sau sạ): chỉ cần đủ ẩm là được. Mực nước thấp trên ruộng sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vào trong đất và hô hấp tốt hơn, giúp cây lúa chống đổ ngã, hạn chế nhánh vô hiệu. Ngoài ra, ở mực nước thấp, hạch nấm khô vằn sẽ không phát tán trong ruộng và bệnh ít lây lan. Đặt ống đo mực nước trong ruộng (xem Bài thực hành làm ống đo mực nước) và quan sát khi mực nước tụt xuống dưới 15 cm thì mới cho nước vào.
- Giai đoạn phân hóa đòng (từ 40- 45 ngày sau sạ): bơm nước vào trong ruộng 1-3 cm kết hợp bón phân đón đòng, nước sẽ hòa tan phân bón (nhất là đạm) tránh ánh sáng phân huỷ và bốc hơi.
- Giai đoạn làm đòng (từ 45 – 60 ngày sau sạ): Giữ mực nước 2–3cm, không để ruộng bị khô, vì giai đoạn này lúa làm đòng, chuẩn bị trỗ nên rất cần nước, nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến số lượng hạt/bông và kích cỡ vỏ trấu, hạt bị nhỏ.
- Giai đoạn trỗ (từ 60-70 ngày sau sạ): lúa bắt đầu trỗ, cần giữ nước 3–5cm duy trì liên tục cho cây lúa trỗ bông thoát, thụ phấn, thụ tinh. Giai đoạn này nếu thiếu nước hạt lúa dễ bị lép.
- Giai đoạn chín sữa – chín sap (từ 70 - 90 ngày sau sạ): Thời kỳ này lúa giai đoạn ngậm sữa, vào chắc nên chỉ giữ lớp nước mỏng, đất đủ ẩm.
- Giai đoạn chín hoàn toàn (từ 90 – 120 ngày sau sạ hay trước thu hoạch 10 ngày): Rút cạn nước để thúc đẩy quá trình chín, mặt ruộng khô ráo thuận lợi cho việc thu hoạch.
* Hướng dẫn đo mực nước trên ruộng (Chèn hình ảnh)
- Thiết kế ống đo mực nước: Chọn ống nhựa (PVC) đường kính 10- 20 cm, cắt thành từng đoạn dài 30cm. Đoạn ống được chia làm 2 phần: phần sẽ đặt dưới mặt ruộng (15 cm) có đục lỗ; phần ống phía trên mặt ruộng (15 cm) không đục lỗ. Lỗ rộng 0.5-0.7 cm; lỗ cách nhau 2- 3 cm; các hàng lỗ song song với nhau. Bên trong ống, phần không đục lỗ có thể đánh dấu khoảng cách từ mặt ruộng 5cm, 10cm, 15cm, 20cm để tiện theo dõi mực nước.
- Cách đặt ống trên ruộng
+ Mỗi ruộng chọn 4-5 điểm theo đường chéo hoặc ziczăc, cách bờ tối thiểu 2 - 3 m, nhưng không quá xa bờ, nên lựa chọn các điểm đặt ống dễ tiếp cận, thuận tiện cho việc kiểm tra mực nước, đại diện cho mặt bằng của ruộng, không chọn chỗ đất quá cao hoặc quá trũng.
+ Dùng tay ấn ống vuông góc với mặt ruộng đến độ sâu 15 cm.
+ Dùng tay vét hết bùn đất bên trong ống
+ Kiểm tra để đảm bảo mực nước trên ruộng và bên trong ống như nhau, nếu không là do các lỗ ống bị tắc, phải rửa sạch ống và đặt lại.
2. Kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch:
Sử dụng chế phẩm sinh học để sử lý rơm rạ làm phân bón cho lúa: Cách làm này thường áp dụng cho sản xuất vụ Mùa, thời gian giữa 2 vụ lúa ngắn, rơm rạ tươi không kịp khô để thu gom. Lồng đất và phun hoặc rắc chế phẩm sinh học, thúc đẩy quá trình phân hủy rơm rạ nhanh, cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, giảm khí độc cho bộ rễ lúa, lúa đẻ sớm, nhiều bông cho năng suất cao.
* Chế phẩm AT-YTB
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Bước 1: chuẩn bị 1 gói chế phẩm vi sinh AT-BIO lượng 200g cho 1 sào (360m2)
- Bước 2: Lấy nước vào ngập ruộng, trong lúc máy lồng dập gốc dạ, trộn đều chế phẩm với 5kg cát hoặc 5 kg phân bón lót rắc đều lên bề mặt ruộng với ruộng có nước .
- Bước 3: Bừa dập gốc dạ và giữ nước trên ruộng từ 5-7 ngày sau đó tiến hành bừa cấy; rơm rạ sẽ mềm nhũn mùn ra, lượng bùn non sẽ tăng lên, khi lội xuống cảm thấy mát chân rể cấy
* A2 TRICHODOMA 200G: Trộn với 5kg cát hoặc 5 kg phân bón lót rắc đều cho 1 sào ruộng khi máy đang tiến hành lồng đất, 5 - 7 ngày sau tiến hành cấy được trong trường hợp cần cấy ngay.
Vì sản phẩm A2TRICHODOMA chỉ phân hủy những cây đã được cắt ngang, còn những cây còn nguyên sẽ không bị ảnh hưởng và phát triển bình thường.
* Chế phẩm EMUNIV
Hướng dẫn sử dụng: 5kg/1ha
- Cách 1: Trộn đều 500g chế phẩm vi sinh Emuniv với 10kg đất bột hoặc phân hữu cơ ủ hoai; Làm ẩm rồi rắc đều hỗn hợp lên 1000m2 mặt ruộng trước khi cày, bừa.
- Cách 2: Hòa 500g chế phẩm vi sinh Emuniv với 20 lit nược, lọc cặn phun cho 1000m2 ruộng.
* Hiệu quả khi sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ
+ Hạn chế ô nhiễm môi trường, cỏ dại, sâu bệnh hại; giảm chi phí sản xuất; trả lại nguồn phân hữu cơ cho đất; làm tái tạo lại sự cân bằng của đất; khử mùi hôi tanh của đồng ruộng.
3. Kỹ thuật giảm phân hóa học
Cách bón:
* Đối với giống ngắn ngày:
- Bón lót: toàn bộ vôi + phân chuồng + lân + 40% đạm + 30% kali; Phân chuồng nên ưu tiên bón cho đất vàn cao, đất vàn
- Bón thúc đẻ:
+ Sau cấy 14 ngày với vụ xuân,
+ Sau cấy 10 ngày với vụ mùa
+ 50% đạm + 30% kali;
(chú ý: Vụ xuân chỉ bón đạm khi nhiệt độ trên 15 oC).
- Bón đón đòng: 10% đạm + 40% kali.
* Đối với giống trung và dài ngày:
- Bón lót trước khi cấy: Toàn bộ vôi + phân chuồng, lân + 40% đạm;
- Bón thúc đẻ:
- Sau cấy 14 ngày với vụ xuân,
- Sau cấy 10 ngày với vụ mùa:
- 40% đạm + 50% kali
- Bón đón đòng: 20% đạm + 50% kali.