Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Truyền thông và kết nối tiêu thụ sản phẩm canh tác lúa thân thiện với môi trường

Đăng ngày 15 - 06 - 2023
100%

Ngày 15/6, tại huyện Như Thanh, Ban quản lý Dự án “Tuyên truyền vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện môi trường” tỉnh Thanh Hóa (BQLDA SRI) tổ chức hội nghị truyền thông và kết nối tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo canh tác theo phương pháp SRI cho 14 xã, thị trấn; các doanh nghiệp, Hợp tác xã và nông dân tiêu biểu trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện Như Thanh.

Hộ trình diễn Dự án SRI giới thiệu sản phẩm gạo canh tác thân thiện môi trường cho các đại biểu dự HN truyền thông.

Các đại biểu tham dự hội nghị được BQLDA SRI tỉnh thông tin về tổng quan dự án “Tuyên truyền vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện môi trường”do quỹ BRACE, Hồng Kông tài trợ, thực hiện trong 02 năm (từ 2022 đến năm 2023), được chuyên gia dự án SRI tỉnh giới thiệu về mục tiêu, lợi ích, phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường; 5 nguyên tắc SRI, 3 biện pháp kỹ thuật, cấy mạ non, cấy thưa, làm cỏ sục bùn… để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, giúp tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu tư.  

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Đồng thời, tại hội nghị các doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng vật tư, phân bón trên địa bàn tỉnh giới thiệu một số loại phân bón vi sinh, phân bón hữu cơ, chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ sau thu hoạch…tới các xã, thị trấn và bà con trồng lúa.

Đồng chí Nguyễn Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Kinh tế - xã hội Hội Nông dân tỉnh phát biểu tại Hội nghị.

Xã Phú Nhuận và Yên Thọ huyện Như Thanh có diện tích lúa tương đối lớn gần 400ha/2.900,86ha lúa toàn huyện, là 02 đơn vị được Hội Nông dân tỉnh lựa chọn triển khai thực hiện dự án trên địa bàn huyện Như Thanh với diện tích 55.220m2, 40 hộ tham gia dự án và 02 hộ thực hiện mô hình trình diễn.

Giảng viên TOT của dự án giới thiệu phương pháp Canh tác lúa thân thiện với môi trường.

Bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó lúa là cây lương thực chính, qua đánh giá năng suất mô hình trình diễn của 03 vụ lúa trên 03 giống khác nhau, áp dụng 03 biện pháp kỹ thuật SRI  đều thu được năng suất cao hơn so với đối chứng từ 12-15%. Thấy được hiệu quả của ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa SRI góp phần tăng năng suất, giảm chi phí, bảo vệ môi trường… tư duy của bà con dần thay đổi. Tin rằng đây là hướng đi mới mang lại giá trị cao cho nghề trồng lúa, thành công đó chính là niềm tin, động lực để nhân rộng mô hình. Từ đó, xây dựng thương hiệu lúa gạo an toàn, thân thiện với môi trường và gia tăng kết nối thị trường tiêu thụ cho người dân trong và ngoài huyện.

 

<

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Tập huấn cài đặt App nền tảng số Nông dân Việt Nam; ứng dụng đọc báo điện tử Dân Việt(31/08/2024 12:00 CH)

Thanh Hóa: Tập huấn truyền thông về chính sách dân tộc, phát triển kinh tế miền núi ở huyện Bá Thước(31/08/2024 11:58 SA)

Ký kết phối hợp giữa báo NTNN/Dân Việt và Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa: Mở rộng cánh cửa thông tin...(31/08/2024 11:39 SA)

Những kỳ vọng, gửi gắm trước thềm lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Báo NTNN/Dân Việt và Hội...(31/08/2024 11:32 SA)

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản(31/08/2024 11:14 SA)

Hội Nông dân huyện Thường Xuân tổ chức thành công vòng chung kết giải Bóng chuyền "Bông lúa Vàng"...(05/08/2024 11:03 SA)

Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ hội viên, nông dân trong ứng dụng chuyển đổi số(28/07/2024 10:44 SA)

Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa họp Hội đồng xét chọn danh hiệu "Nhà khoa học của Nhà nông" lần thứ V...(28/07/2024 10:42 SA)