Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Những ông chủ nông dân ở Thanh Hóa, người nuôi chim bồ câu, người làm trang trại mà thu tiền tỷ

Đăng ngày 01 - 04 - 2025
100%

Hội Nông dân Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả; đồng hành cùng hội viên thực hiện hiệu quả phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững".

Luôn đồng hành, giúp hội viên vượt khó vươn lên làm giàu

Theo Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa, những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã được các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tập trung triển khai chỉ đạo, gắn với các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, với sản xuất và đời sống của cán bộ, hội viên, nông dân.

Hội Nông dân Thanh Hóa phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt khó giúp hội viên làm giàu - Ảnh 1.

 

Những năm qua, Hội Nông dân Thanh Hóa phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt khó giúp hội viên làm giàu.

Hàng năm Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động và hướng dẫn đăng ký thi đua đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; phối hợp, thống nhất với chính quyền cùng cấp tổ chức hội thảo, hội thi, trưng bày sản phẩm hàng hóa để tạo không khí thi đua sôi nổi thúc đẩy phong trào...

Hội còn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp tổ chức tổng kết đánh giá, kiểm tra, giám sát, biểu dương khen thưởng hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.

Theo đó, bình quân hàng năm, các cấp Hội đã vận động các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tạo việc làm tại chỗ cho hơn 238.000 lượt lao động, trong đó có 199.000 lượt lao động có việc làm thường xuyên, hơn 39.000 lượt lao động có việc làm theo mùa vụ...

Hội phối hợp giúp đỡ vốn, giống cây, con và kinh nghiệm sản xuất cho 8.000 lượt hộ nông dân, góp phần hỗ trợ, giúp đỡ 4.000 hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo; tích cực tham gia XDNTM, các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện ở địa phương.

Hội Nông dân Thanh Hóa phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt khó giúp hội viên làm giàu - Ảnh 2.

 

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đi thăm mô hình ứng dụng công nghệ cao của nông dân như Như Thanh.

Thông qua phong trào, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, có mức thu nhập cao. 

Hằng năm, có gần 400.000 hộ nông dân đăng ký phấn đấu đạt hộ sản xuất, kinh doanh các cấp và có trên 200.000 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Từ phong trào, nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã thành lập doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động, hình thành các chuỗi liên kết hợp tác trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình kinh tế hiệu quả, những nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp là minh chứng cho sự thành công của phong trào. 

Đó là thành quả của một quá trình lao động bền bỉ, sự đổi mới trong tư duy và khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất của hội viên nông dân.

Hội Nông dân Thanh Hóa phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt khó giúp hội viên làm giàu - Ảnh 3.

 

Nhiều nông dân đã áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất.

 

Xuất hiện nhiều mô hình điểm

Đến thăm mô hình nuôi bồ câu Pháp của anh Lê Văn Chinh, ở xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa mới thấy được sự chịu thương, chịu khó vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Anh Chính tâm sự, trong thời gian đầu nuôi chim bồ câu Pháp này anh gặp nhiều khó khăn do chăn nuôi thủ công, lại thiếu kinh nghiệm nên đàn chim chậm lớn, tuy nhiên anh vẫn kiên trì học hỏi kinh nghiệm và áp dụng khoa học vào chăn nuôi, tới nay. 

Hiện, mô hình của anh có 1.500 đôi chim bồ câu, mỗi tháng anh bán từ 800 - 1.000 con chim bồ câu Pháp thương phẩm với giá 75.000 - 80.000 đồng, thu nhập mỗi năm đạt 400 triệu đồng.

Anh Lê Văn Chinh cho biết: "Tôi đang mở rộng quy mô trang trại và chăn nuôi. Đồng thời, hỗ trợ chuyển giao khoa học - kỹ thuật mới cho người dân quanh vùng. Với mong muốn sẽ nhân rộng mô hình này ra địa bàn, cũng như hướng dẫn các hộ dân có nhu cầu phát triển kinh tế bằng nuôi chim bồ câu Pháp các kỹ thuật mới để chăn nuôi có hiệu quả".

Hội Nông dân Thanh Hóa phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt khó giúp hội viên làm giàu - Ảnh 4.

Mô hình nuôi bồ câu Pháp của anh Lê Văn Chinh, ở xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

"Việc nuôi chim bồ câu Pháp không quá vất vả, tuy nhiên, cần chú ý đến vấn đề vệ sinh chuồng trại, đảm bảo ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè cho chim. Nếu không, chim dễ mắc các loại bệnh như bệnh đậu, bệnh Niu-cat-xơn…", anh Chinh cho hay.

Cũng theo anh Chinh, hiện nay tất cả số trứng chim đẻ ra đều được anh cho vào máy ấp để đạt tỉ lệ nở cao. Sau khoảng hai tuần nở thành con sẽ được đưa trở lại chuồng để chim bố mẹ nuôi. Hiện này, ngoài phát triển mô hình nuôi chim bồ câu, ông chủ 9X còn thuê thêm khu đất nông nghiệp rộng hàng ha để đào ao thả cá, nuôi vịt và trồng cây ăn quả. 

Kể về dự định trong tương lai, anh Chinh cho biết, nếu thị trường tiêu thụ ổn định và rộng khắp, anh sẽ tăng quy mô lên gấp đôi số lượng hiện tại, xuất bán ra thị trường hàng nghìn con chim mỗi tháng.

Tại thị trấn Phong Sơn (Cẩm Thủy), câu chuyện của ông Triệu Phúc Hiến, dân tộc Dao, ở thôn Ngọc Sơn, cũng tạo nguồn cảm hứng, khích lệ cho nhiều nông dân vùng dân tộc thiểu số. Sự thành công của ông Hiến không chỉ đến từ sự chăm chỉ mà còn nhờ việc mạnh dạn đầu tư vào các mô hình kinh tế mới.

Hiện nay, ông Hiến sở hữu một mô hình kinh tế trang trại quy mô lớn, với hơn 90ha đất lâm nghiệp trồng keo và 2.000m2 chuồng trại chăn nuôi dê. Ông đã tạo việc làm cho 7 - 10 lao động thời vụ và 5 lao động thường xuyên.

Hội Nông dân Thanh Hóa phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt khó giúp hội viên làm giàu - Ảnh 5.

Câu chuyện của ông Triệu Phúc Hiến, dân tộc Dao, ở thôn Ngọc Sơn, cũng tạo nguồn cảm hứng, khích lệ cho nhiều nông dân vùng dân tộc thiểu số.

Anh Nguyễn Văn Mạnh, tại thôn Xịa, xã Điền Trung (Bá Thước) cũng nổi tiếng với mô hình chăn nuôi gà và lợn, không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn tạo việc làm cho 4 lao động địa phương. Với tổng lợi nhuận hằng năm đạt 400 triệu đồng, anh Mạnh không chỉ khẳng định khả năng của mình trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, mà còn tích cực đóng góp cho cộng đồng; giúp đỡ hai gia đình hội viên khác vươn lên thoát nghèo.

<

Tin mới nhất

Những ông chủ nông dân ở Thanh Hóa, người nuôi chim bồ câu, người làm trang trại mà thu tiền tỷ(01/04/2025 5:28 CH)

Loại cây "Tán Ma" của người Thái ở Thanh Hóa đạt sao OCOP, nông dân đang khá giả lên hẳn(01/04/2025 5:18 CH)

Nuôi cá lồng bè trên lòng hồ thuỷ điện Trung Xuân(29/03/2025 5:20 CH)

Dẻo thơm bánh lá răng bừa, đặc sản Tiến Vua xứ Thanh(24/01/2025 8:56 SA)

Thi đua phát triển kinh tế, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc(15/12/2024 10:01 SA)

Điểm sáng phát triển kinh tế tập thể: Nhìn từ HTX nông nghiệp(23/11/2024 3:45 CH)

Hiệu quả từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu, giảm nghèo...(23/11/2024 3:32 CH)

Nông dân Thanh Hóa đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững(31/08/2024 11:23 SA)