Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Hội Nông dân huyện Lang Chánh: Hội viên là tâm điểm của các hoạt động

Đăng ngày 28 - 11 - 2022
100%

Trong thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và tổ chức các phong trào nông dân, Hội Nông dân (HND) huyện Lang Chánh luôn xác định phải bám cơ sở làm địa bàn, lấy hội viên nông dân là trung tâm của mọi hoạt động, với phương châm hoạt động đã đáp ứng được nguyện vọng của hội viên nông dân và thu được những kết quả nổi bật, được hội viên tin tưởng, cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận đánh giá cao.

Đồng chí Trần Bình Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh (người đứng thứ hai từ phải sang) thăm cơ sở chế biến lâm sản của hội viên nông dân huyện Lang Chánh.

Ngay từ đầu năm, HND huyện đã chỉ đạo cơ sở Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là các chương trình hành động tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với 792 buổi cho 8.130 lượt người. Cùng với đó, tập trung xây dựng các mô hình thực tế để làm trực quan hướng dẫn, hỗ trợ nông dân, hướng cho nông dân khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương như: đồi rừng như: chăm, nuôi bảo vệ rừng tái sinh, chặt tỉa, khai thác keo để phát triển thành rừng gỗ lớn, phục tráng rừng luồng, nuôi dê, trâu bò kết hợp với vườn rừng...Những mô hình này thường sử dụng nguồn vốn lớn, ngoài khả năng đầu tư của người dân, do vậy HND huyện đã làm tốt công tác tín chấp, ủy thác với các Ngân hàng cho nông dân vay gần 325 tỷ đồng, cung ứng chậm trả gần 400 tấn phân bón chất lượng. Nói về các nguồn lực đầu tư, ông Lò Văn Luân, Chủ tịch HND huyện cho biết: do đặc thù miền núi nên bà con trên huyện còn rất e dè chuyện đầu tư số tiền lớn, nhất là đầu tư vào đồi rừng, chu kỳ canh tác dài. Vì vậy, ngoài việc đưa về kiến thức, đồng vốn để nông dân đầu tư vào các mô hình, HND huyện còn tổ chức hướng dẫn người dân xen canh cây ngắn ngày để có chi phí trang trải hàng ngày. Không chỉ vậy Hội còn vận động nông dân liên kết với nhau để có thể hỗ trợ, chia sẻ và cùng hợp tác sản xuất. Những mô hình kinh tế tập thể đã và đang đem đến diện mạo mới trong cách phát triển kinh tế ở huyện miền núi Lang Chánh. Cách mà vừa qua các cấp HND trên huyện đã làm trong phát triển kinh tế tập thể đó là, gắn kết theo địa bàn, theo ngành nghề, theo thế mạnh và độc đáo hơn đó là các hộ yếu thế cũng được tư vấn, hỗ trợ để liên kết với nhau. Sau khi được thành lập, các chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp đã giải quyết được những khâu, những việc mà từng hộ không làm được hoặc làm không có hiệu quả. Ví dụ như trong chăn nuôi dê, một vài hộ khó khăn chỉ nuôi cầm chừng với vài chục con, khi liên kết họ đã chọn ra mỗi hộ một vài con giống tốt góp lại thành một đàn cho sinh sản, sau đó cấp giống khỏe cho cả nhóm. Việc này nằm ngoài khả năng tài chính của từng hộ, chỉ có đàn dê giống mới được cải thiện chất lượng mà không cần phải đầu tư tốn kém. Hay trong cách phục tráng rừng luồng, nếu 1 vài hộ làm cũng sẽ phát sinh chi phí vận chuyển vật tư, công lao động. Sau khi liên kết, các gia đình cùng chung chuyến xe đăng ký nhận phân bón hay tổ chức làm tập thể, đổi công giúp giảm đầu tư...Ngoài phương pháp “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn trực tiếp, HND huyện còn chú trọng khâu liên kết, phối hợp tổ chức 94 buổi tập huấn, chuyển giao KHKT cho 4.420 lượt cán bộ, hội viên nông dân. Những kiến thức này thực sự cần thiết với người nông dân khu vưc miền núi vốn có tư tưởng canh tác còn lạc hậu, thuận theo tự nhiên. Kết quả là, có 100% cơ sở Hội đã xây dựng được mô hình kinh tế tập thể áp dụng tiến bộ KHKT mang lại hiệu quả bước đầu, như: chăn nuôi dê, trồng rau sạch an toàn, nuôi lợn nái sinh sản, phục tráng rừng luồng .v.v… Không chỉ làm tốt công tác hỗ trợ nông dân, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, các cấp HND huyện còn thực hiện tốt Đề án “Đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt chi, tổ hội”, theo hướng thiết thực, hiệu quả. Qua đó, thông qua sinh hoạt, tâm tư nguyện vọng và những băn khoăn, trăn trở của nông dân được đề đạt từ cơ sở. Nhiều thắc mắc, khiếu hiện được giải đáp, Nhân dân thỏa mãn với phương pháp giải quyết của các cấp Hội nên nội bộ đảm bảo sự đoàn kết. Chính quyền cơ sở thấy được vai trò của các cấp Hội đối với sự phát triển của địa phương, nông dân tin tưởng tự nguyện tham gia vào tổ chức Hội. Trong năm 2021, đã kết nạp đ­ược 261 hội viên mới, nâng tổng số hội viên trong toàn huyện lên đến nay là 8.036 hội viên, đạt 91,83%. Những kết quả đạt được của các cấp HND huyện lang Chánh đã góp phần quan trọng vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện.

Với cách làm sáng tạo trong việc hướng dẫn hội viên nông dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế tập thể của HND huyện Lang Chánh đã tạo sự lan tỏa và khát vọng vươn lên làm giàu của nông dân ngay trên quê hương mình.

<

Tin mới nhất

Trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa(31/08/2024 12:21 CH)

Biểu dương hội viên CCB, nông dân, phụ nữ điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ(09/07/2024 3:10 CH)

Thanh Hóa: Lan tỏa phong trào nông dân học và làm theo lời Bác(19/06/2024 8:40 SA)

ĐẢNG BỘ CƠ QUAN HỘI NÔNG DÂN TỈNH: HỌC BÁC ĐỂ ĐỒNG HÀNH HIỆU QUẢ VỚI NÔNG DÂN(19/06/2024 8:35 SA)

Thanh Hóa: Lan tỏa phong trào nông dân học và làm theo lời Bác(23/05/2024 3:05 CH)

Chú trọng phát triển đảng viên trong hội nông dân(19/03/2024 8:35 SA)

Hội Nông dân huyện Đông Sơn: Học Bác để đồng hành cùng nông dân(28/02/2024 8:04 SA)

Hội Nông dân huyện Ngọc Lặc học Bác từ những việc làm cụ thể, thường xuyên(01/02/2024 10:06 SA)