Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đăng ngày 17 - 11 - 2022
100%

Tỉnh Thanh Hóa đã có 1.330 người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 495 người dân tộc Thái, dân tộc Mường có 652 người, dân tộc Mông có 44 người... Đây là những người am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào trên các lĩnh vực đời sống, xã hội và đóng vai trò quan trọng trong việc đi đầu trong các phong trào thi đua, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo ra vùng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vùng cao.

Thanh Hóa có 11 huyện miền núi với 66 vạn người dân tộc thiểu số sinh sống tại 1.787 thôn, bản thuộc 225 xã và thị trấn. Họ sống tập trung ở những vùng miền núi, khu vực rừng phòng hộ xung yếu và tại khu vực 213 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Đây là những khu vực có vị trí quan trọng về địa lý, kinh tế, chính trị và quốc phòng. Do đó, người uy tín đang chiếm vai trò quan trọng trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Họ luôn gần gũi chia sẻ, nắm bắt nguyện vọng của cộng đồng các dân tộc nên được người dân tin tưởng, nghe theo và cùng hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội vùng cao ngày càng phát triển.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa năm 2019.

Tại huyện miền núi Quan Sơn và huyện Như Thanh, người uy tín đã phối hợp với chính quyền địa phương vận động người dân tham gia phát triển kinh tế, xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả cao. Nhờ đó, hàng trăm hộ nông dân người dân tộc thiểu số đã đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều người là tấm gương sáng về mô hình phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại cho thu nhập bình quân mỗi năm hơn 100 triệu đồng trở lên.

Điển hình như ông Quách Đức Ban (62 tuổi), dân tộc Mường, thôn Bái Gạo 1, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh. Từ khi được người dân tín nhiệm bầu là Người có uy tín, ông luôn trăn trở tìm cách thoát nghèo cho gia đình và giúp đỡ bà con quanh vùng. Năm 1998, nhận thấy lợi thế thôn có 750 ha rừng và được Nhà nước giao đất, giao rừng cho người dân chăm sóc, ông Ban mạnh dạn nhận 10 ha rừng, chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc theo Chương trình 661 để khoanh nuôi, thực hiện mô hình phát triển kinh tế rừng.

Tại huyện miền núi Quan Sơn và huyện Như Thanh, người uy tín đã phối hợp với chính quyền địa phương vận động người dân tham gia phát triển kinh tế, xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả cao. Nhờ đó, hàng trăm hộ nông dân người dân tộc thiểu số đã đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều người là tấm gương sáng về mô hình phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại cho thu nhập bình quân mỗi năm hơn 100 triệu đồng trở lên.

Điển hình như ông Quách Đức Ban (62 tuổi), dân tộc Mường, thôn Bái Gạo 1, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh. Từ khi được người dân tín nhiệm bầu là Người có uy tín, ông luôn trăn trở tìm cách thoát nghèo cho gia đình và giúp đỡ bà con quanh vùng. Năm 1998, nhận thấy lợi thế thôn có 750 ha rừng và được Nhà nước giao đất, giao rừng cho người dân chăm sóc, ông Ban mạnh dạn nhận 10 ha rừng, chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc theo Chương trình 661 để khoanh nuôi, thực hiện mô hình phát triển kinh tế rừng.

Để phát triển kinh tế rừng, ông đã tìm hiểu về kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng qua sách, báo và các lớp tập huấn do huyện, xã tổ chức, đi thăm quan học hỏi các mô hình phát triển kinh tế rừng hiệu quả trong và ngoài huyện. Bước đầu, ông đã trồng ngô, sắn ở dưới chân đồi thấp, trên đồi cao trồng keo và một số cây lâm nghiệp khác, đồng thời tận dụng chăn nuôi thêm trâu, bò, lợn, gà, ong mật dưới tán rừng.

Nhờ cố gắng trong công việc, mô hình kinh tế rừng của gia đình ông ngày càng cho hiệu quả cấp. Tính đến nay, gia đình ông đã có thu nhập ổn định 100 triệu/năm và đã chính thức thoát nghèo. Ngoài ra, ông còn luôn giúp đỡ, hướng dẫn các hộ dân khác quanh vùng chuyển giao khoa học kĩ thuật để cùng vươn lên thoát nghèo.

Là người uy tín trong đồng bào dân tộc Thái, ông Hà Văn Xiêm, bản Cha Lung, xã Tam Thanh, huyện biên giới Quan Sơn đã tự nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong việc hướng dẫn người dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào của địa phương. Ông Xiêm cho biết: Từ năm 2011 đến nay, hằng tháng bất kể thời tiết nắng nóng hay mưa bão, ông luôn cùng các chiến sĩ ở Đồn Biên phòng Tam Thanh băng rừng, vượt đèo, lội suối hơn 5 tiếng đồng hồ để thực hiện nhiệm vụ trông coi, bảo vệ cột mốc 342 ở khu vực biên giới Việt - Lào.

Trong mỗi chuyến đi, ông Xiêm đều phát quang cỏ dại, sơn vẽ lại chính xác thông tin trên cột mốc quốc gia và ghi chép những điều bất thường về báo cáo cơ quan chức năng. Đặc biệt, mỗi lần có cuộc họp dân bản, ông đều tranh thủ tuyên truyền để dân làng hiểu được tầm quan trọng rồi cùng nhau bảo vệ, chăm sóc cột mốc.

Bên cạnh đó, ông còn trực tiếp đến từng hộ dân, gặp từng người để nhắc nhở bà con mỗi lần lên rừng, lên nương là phải lên đến cột mốc quan sát tình hình ngoại biên, nội biên, nếu thấy có gì khác thường phải báo cáo kịp thời cho Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương. Ông vận động bà con góp sức người, sức của xây dựng đường giao thông thôn xóm, thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục trong cộng đồng, cùng chung sức xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.

Tại huyện biên giới Mường Lát, khi nhắc đến ông Mong Văn Dôm, (56 tuổi, dân tộc Khơ Mú) trú tại bản Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát, không ai là không biết. Từ năm 2013 tới nay, ông Dôm luôn cùng bà con phối hợp với Bộ đội Biên phòng tuần tra, bảo vệ 3 cột mốc 276, 277, 278 và 10 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Ông Dôm còn đến từng nhà dân để tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang. Hiện tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững, tệ nạn được bài trừ và tạo được sự đồng thuận cao. Người dân đã có thể an cư lạc nghiệp, phát triển kinh tế để tiến tới thoát nghèo.

Người uy tín luôn đi tiên phong trong các hoạt động xã hội, phong trào phát triển kinh tế. Nhờ đó, tính đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã có 592 thôn, bản thuộc 63 xã miền núi đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện Như Xuân thoát ra khỏi huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Thị Huyền cho biết: Những người có uy tín đang giúp Mặt trận các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc. Đồng thời, người uy tín đã tham gia các phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, là cầu nối vững chắc của Đảng với nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

<

Tin mới nhất

Ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền giữa Báo Thanh Hóa với Hội Nông dân tỉnh(15/04/2024 11:01 SA)

Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa trao quà động viên tân binh lên đường làm nghĩa vụ quân sự(28/02/2024 8:07 SA)

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tái cử Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam(19/01/2024 4:28 CH)

Nông dân Thanh Hóa gửi gắm nhiều kỳ vọng đến Đại hội toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII(19/01/2024 4:17 CH)

Phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn tỉnh(13/11/2023 8:25 SA)

Nông dân xã Hoa Lộc thi đua lao động sản xuất(09/11/2023 5:06 CH)

Ra mắt Câu lạc bộ "Nông dân với pháp luật"(07/04/2023 3:59 CH)

Hội Nông dân Thanh Hóa phát động nhiều hoạt động thi đua chào mừng Đại hội(05/04/2023 2:29 CH)