Cổng thông tin điện tử

Hội Nông dân tỉnh thanh hóa

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Đăng ngày 14 - 04 - 2021
100%

Hiện nay, tại tỉnh Thanh Hóa, trong bối cảnh thực phẩm an toàn (TPAT) đang bị xen lẫn với các thực phẩm kém chất lượng. Do đó, việc xây dựng các chuỗi cung ứng TPAT là giải pháp hữu hiệu nhằm cung cấp các sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng, mang lại lợi ích cho người sản xuất, kinh doanh; góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Từ 56 chuỗi năm 2016, đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 1.050 chuỗi; hằng năm cung ứng ra thị trường khoảng 362.600 tấn TPAT các loại.

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

   Để xây dựng chuỗi cung ứng TPAT hiệu quả, huyện Quảng Xương đã thành lập ban chỉ đạo quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và tăng cường nguồn lực cho công tác bảo đảm vệ sinh ATTP; nâng cao năng lực phân tích, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng sản phẩm. Thành lập 23 tổ giám sát ATTP tại các chợ và 23 chốt kiểm soát động vật, sản phẩm động vật tại các xã, thị trấn,.. Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về vệ sinh ATTP. Từ năm 2018 đến nay, huyện đã tổ chức 410 đợt thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh của 2.880 cơ sở, lấy 336 mẫu xét nghiệm, xử lý 62 trường hợp vi phạm. Đồng thời, trước mỗi vụ sản xuất, huyện đều triển khai phương án, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, kết nối cung - cầu giữa các HTX với cơ sở tiêu thụ nông sản, thực phẩm trong và ngoài tỉnh. Qua đó, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, như: vùng chăn nuôi lợn, gà, vùng sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất lúa gạo tập trung, vùng sản xuất thủy sản an toàn. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng lúa, gạo an toàn; 8 chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng rau, củ, quả an toàn; 13 chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng trứng, thịt gia súc, gia cầm an toàn; 12 chuỗi cung ứng thủy sản an toàn.

spham ocop 17102020

   Ngày 5-12-2016, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số 189/KH-UBND về việc xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2020. Đến nay, việc xây dựng chuỗi TPAT đã đạt được những thành công bước đầu ở cả 3 tiêu chí về số lượng chuỗi, số sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi và số điểm bán sản phẩm. Từ 56 chuỗi năm 2016, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 1.050 chuỗi; hằng năm cung ứng ra thị trường khoảng 362.600 tấn TPAT các loại. Tỷ lệ thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông qua các chuỗi đạt 55,3%, vượt mục tiêu đề ra. Việc phát triển các chuỗi cung ứng TPAT bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, hình thành nhiều mối liên kết giữa sản xuất, cung ứng và tiêu thụ. Từ đó, cung cấp ra thị trường nguồn thực phẩm được giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Đại diện lãnh đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, cho biết: Để khắc phục những khó khăn cũng như phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, ngoài việc phát triển các chuỗi đã được cấp chứng nhận trước đó, các địa phương cần xây dựng thêm nhiều chuỗi cung ứng TPAT. Đối với các chuỗi đang hoạt động, các đơn vị sản xuất, kinh doanh cần tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; đầu tư mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm; nghiên cứu, mở rộng phạm vi cung ứng TPAT theo chuỗi đến các bếp ăn tập thể, trường học, khách sạn, nhà hàng... để thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, duy trì, nâng cấp điều kiện bảo đảm ATTP để đáp ứng yêu cầu ngày một cao hơn của các đơn vị kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Các sở, ban, ngành liên quan cần tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật để các cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu về ATTP. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phân loại và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; giám sát, cảnh báo và xử lý các trường hợp vi phạm, sản xuất các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ,... Tổ chức tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về ATTP trong sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng biểu mẫu ghi chép, lưu trữ hồ sơ. Hỗ trợ kiểm soát, giám sát chất lượng sản phẩm và dán tem sản phẩm đã được kiểm soát theo chuỗi; các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc in bao bì, tem nhãn để nhận diện sản phẩm, quảng bá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tham gia các hội chợ thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Trong bối cảnh thực phẩm an toàn (TPAT) đang bị xen lẫn với các thực phẩm kém chất lượng thì việc xây dựng các chuỗi cung ứng TPAT được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm cung cấp các sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng, mang lại lợi ích cho người sản xuất, kinh doanh; góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.

 

Để xây dựng chuỗi cung ứng TPAT hiệu quả, huyện Quảng Xương đã thành lập ban chỉ đạo quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và tăng cường nguồn lực cho công tác bảo đảm vệ sinh ATTP; nâng cao năng lực phân tích, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng sản phẩm. Thành lập 23 tổ giám sát ATTP tại các chợ và 23 chốt kiểm soát động vật, sản phẩm động vật tại các xã, thị trấn,... Kiểm soát chặt chẽ công tác giết mổ, vệ sinh thú y, thủy sản và việc thực hiện các quy định về vệ sinh ATTP trong chuỗi sản xuất. Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về vệ sinh ATTP. Ông Lê Đại Hiệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Quảng Xương, cho biết: Từ năm 2018 đến nay, huyện đã tổ chức 410 đợt thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh của 2.880 cơ sở, lấy 336 mẫu xét nghiệm, xử lý 62 trường hợp vi phạm. Đồng thời, trước mỗi vụ sản xuất, huyện đều triển khai phương án, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, kết nối cung - cầu giữa các HTX với cơ sở tiêu thụ nông sản, thực phẩm trong và ngoài tỉnh. Qua đó, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, như: vùng chăn nuôi lợn, gà, vùng sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất lúa gạo tập trung, vùng sản xuất thủy sản an toàn. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng lúa, gạo an toàn; 8 chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng rau, củ, quả an toàn; 13 chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng trứng, thịt gia súc, gia cầm an toàn; 12 chuỗi cung ứng thủy sản an toàn. Hằng năm, thông qua các chuỗi cung cấp ra thị trường hơn 80 nghìn tấn TPAT. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 8 mô hình giết mổ ATTP, 21 chợ ATTP và 28 cửa hàng kinh doanh TPAT. 

Gia đình ông Trần Văn Lộc, xã Quảng Hợp (Quảng Xương) tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Ngày 5-12-2016, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số 189/KH-UBND về việc xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2020. Đến nay, việc xây dựng chuỗi TPAT đã đạt được những thành công bước đầu ở cả 3 tiêu chí về số lượng chuỗi, số sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi và số điểm bán sản phẩm. Từ 56 chuỗi năm 2016, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 1.050 chuỗi; hằng năm cung ứng ra thị trường khoảng 362.600 tấn TPAT các loại. Tỷ lệ thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông qua các chuỗi đạt 55,3%, vượt mục tiêu đề ra. Có thể nói, việc phát triển các chuỗi cung ứng TPAT bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, hình thành nhiều mối liên kết giữa sản xuất, cung ứng và tiêu thụ. Từ đó, cung cấp ra thị trường nguồn thực phẩm được giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Đại diện lãnh đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, cho biết: Để khắc phục những khó khăn cũng như phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, ngoài việc phát triển các chuỗi đã được cấp chứng nhận trước đó, các địa phương cần xây dựng thêm nhiều chuỗi cung ứng TPAT. Đối với các chuỗi đang hoạt động, các đơn vị sản xuất, kinh doanh cần tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; đầu tư mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm; nghiên cứu, mở rộng phạm vi cung ứng TPAT theo chuỗi đến các bếp ăn tập thể, trường học, khách sạn, nhà hàng... để thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, duy trì, nâng cấp điều kiện bảo đảm ATTP để đáp ứng yêu cầu ngày một cao hơn của các đơn vị kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Các sở, ban, ngành liên quan cần tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật để các cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu về ATTP. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phân loại và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; giám sát, cảnh báo và xử lý các trường hợp vi phạm, sản xuất các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ,... Tổ chức tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về ATTP trong sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng biểu mẫu ghi chép, lưu trữ hồ sơ. Hỗ trợ kiểm soát, giám sát chất lượng sản phẩm và dán tem sản phẩm đã được kiểm soát theo chuỗi; các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc in bao bì, tem nhãn để nhận diện sản phẩm, quảng bá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tham gia các hội chợ thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

<

Tin mới nhất

Hậu Lộc khai thác tiềm năng vùng triều nuôi ngao theo hướng hiệu quả, bền vững(23/05/2024 2:47 CH)

Phát triển HTX nông nghiệp hữu cơ(23/05/2024 2:39 CH)

Để không còn nông nghiệp “giải cứu”, nông nghiệp “từ thiện”...(02/07/2021 7:49 SA)

Giá nguyên liệu tăng cao, doanh nghiệp và nông dân gặp khó(30/06/2021 11:05 SA)

Giá cao su thế giới giảm mạnh trong đầu tháng 4 do dịch COVID-19 bùng phát(14/04/2021 3:12 CH)

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn(14/04/2021 2:57 CH)

Bộ Nông nghiệp lên tiếng về vụ cà phê trộn lõi pin(19/04/2018 8:59 SA)

Nghịch lý chua chát giá heo: Bộ Công Thương họp khẩn, chỉ đạo "giải cứu"(28/04/2017 2:54 CH)